MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tôi Đã Thấy Đức Trinh Nữ-phần Ix: Một Dòng Sông Không Hề Cạn...
Thứ Bảy, Ngày 24 tháng 1-2009

MỘT DÒNG SÔNG KHÔNG HỀ CẠN...

 

Ngoài những dấu chỉ, dấu lạ, hiện tượng, phép lạ chữa lành bệnh tật, v.v… từ Ðức Mẹ ban cho để làm chứng về cuộc hiện ra của Người tại Mễ Du, thì về phía loài người, một trong những bằng chứng làm cho cuộc hiện ra ở Mễ Du được nhìn nhận là xác thực, đó là các người hành hương.

Từ những ngày đầu, họ không ngừng tuôn đến như một dòng sông không hề cạn. Ngay ngày thứ bốn, dòng sông ấy tiếp tục dâng cao, càng ngày càng chia ra nhiều nhánh.

Không có lục địa nào không được Ðức Mẹ mời gọi, và ai có thể cắt nghĩa được về các đoàn lũ người đàn ông và đàn bà ấy, thật là đủ mọi hạng người, mọi bậc thang xã hội: bệnh tật có, nghèo đói có, cả những nhà bác học thông thái tên tuổi ! (Ðến nay con số người đến Mễ Du ấy đã lên tới hàng mấy chục triệu !

Cái khối người mênh mông đủ mọi mầu sắc ấy quả thật là tiêu biểu cho cả nhân loại !). (79)

Chỉ có một lời giải thích: Thiên Chúa muốn như vậy ! Không phải việc loài người làm được !

Ở Mễ Du, thấy diễn ra một tình huynh đệ rất lạ lùng,(80) người ta ai ai cũng cảm thấy như ở nhà mình và mọi người đều là anh em chí cốt: Người ta tiếp đón nhau và thông cảm lẫn nhau, mặc dù khác ngôn ngữ mầu da, nước tóc... Cùng nhau ca hát vang lừng, trong ánh mắt thiện cảm trìu mến.

Những đợt sóng người hành hương cứ tiếp tục xô đến không ngớt và mang nhiều bộ mặt khác nhau: Từ những đám người đi bộ – có khi còn đi chân không – cho đến những chuỗi dài xe hơi và xe ca. Tất cả họ đều sốt sắng, vừa đọc kinh cầu nguyện vừa ca hát vang dậy như một làn sóng vui tươi lây lan sang người khác.

Có những người trẻ và người không còn trẻ, có những người râu ria xồm xoàm coi tưởng những tên côn đồ, lục lâm thảo khấu, ấy thế mà cầu nguyện rất sốt sắng, và tươi cười dễ thương với những khách hành hương không quen biết khác, mà họ mới chỉ gặp lần đầu nơi đây và có lẽ sẽ chẳng còn bao giờ gặp lại ! Nhưng lời cầu nguyện và nụ cười kia là dấu nhận ra nhau ! Chính vì vậy mà trong cuộc hành trình của họ, không hề xảy ra tranh chấp, cãi cọ hay ẩu đả. Có lần người ta đã chứng kiến 2000 xe hơi và xe ca kẹt cứng trong các đường nhỏ hẹp của làng Mễ Du, thế mà chẳng ai sinh sự, chẳng ai bỡ ngỡ vì những phiền toái không thể tránh được ấy. Trái lại, tất cả đều thấy ở đấy một dấu hiệu của sự hoà giải vang lên từ lời kêu gọi của Ðức Mẹ Mễ Du.

Mà Mễ Du đâu có chỉ kéo đến đó những “ông thánh, bà thánh” ! Có cả những kẻ ích kỷ, trục lợi, kiêu hãnh, hợm mình, những kẻ dèm pha, chống đối, với quan niệm và ý thức hệ hoàn toàn đối nghịch nhau, khác tôn giáo nhau: Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo, Hồi giáo, Phật giáo, vô thần..., cả những kẻ bất khẳng, lộng ngôn, kẻ chơi bời trác táng...

Thế mà, khi ra về, hầu hết đều đã biến đổi thành con người khác hẳn... Ngay từ hồi đầu các cuộc hiện ra, hàng trăm linh mục đã được mời tới ngồi toà xá giải để đón nhận họ đến làm hoà với Thiên Chúa và với anh chị em mình, các vị này sẵn sàng xác nhận điều nói trên. Quả thật, Mễ Du là nơi hoà giải mọi người. Người ta không đến đây để du lịch, thưởng ngoạn ! Không đến đây để ăn chơi, chẳng có gì của tất cả những cái đó nơi cái làng nhỏ bé, nghèo nàn Mễ Du này cả !

Người ta tới đây cả chục triệu người để tìm một linh địa, vì chuyện tâm linh, vì những nhu cầu phi vật chất, họ tới tìm giải tỏa cho những khắc khoải tâm hồn..., tìm phương thuốc cho những đau đớn, thất vọng, bệnh hoạn...

Nói tóm, tìm một niềm hi vọng.

Rất hiếm khi thấy một người từ Mễ Du ra về mà thất vọng, hoặc không mang lấy một dấu ấn gì sâu đậm. Nói trắng ra, có thể nói 90% người đến Mễ Du đều ăn năn hối cải trở về với Thiên Chúa. Không những thế, khi về đến quê nhà, hầu hết đều trở nên những người nhiệt thành truyền bá Sứ Ðiệp của Ðức Mẹ Mễ Du cho các người chung quanh…

Và tất cả những điều thuật trên đã cứ kéo dài như thế cho đến nay là 23 năm dòng dã (từ 1981 đến 2004): Ðúng như lời Kinh Thánh ghi lại lời ông Gamalien, một giáo sĩ bậc cao của đạo Do Thái đứng trước hiện tượng đạo mới của ông tiên tri Giêsu do các môn đồ Ngài rao giảng: “Thưa các quí vị đồng liêu của tôi,... nếu công việc này là do người phàm tất sẽ bị tan rã, còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quí vị không tài nào phá huỷ được. Không khéo quí vị lại trở thành kẻ chống đối Thiên Chúa”. (CvTÐ 5. 34-39).

Còn đối với những tín hữu, đây chính là bằng chứng căn bản về sự hiện diện của Ðức Trinh Nữ và của Thiên Chúa, vì Mễ Du chưa bao giờ là một thắng cảnh cho du lịch. Người ta không đến Mễ Du để tham quan các cảnh đẹp thiên nhiên hay những đền đài nguy nga, lộng lẫy do tay con người tạo lên. Chẳng có gì của những cái như thế ở đây cả, vì đây chỉ là một xó nhà quê hẻo lánh, nghèo nàn đến nỗi nước lã cũng còn khan hiếm, chẳng có các khách sạn 4, 5 sao, chẳng có đến một chút tiện nghi tối thiểu đối với những người quen sống lối sống sung túc thời đại này.(81) Không bao giờ, trước “nhà thờ” hay trong các làng xóm xung quanh, người ta bán một chén nước lã… Nhưng những người hành hương sẵn sàng chấp nhận tất cả, nhất là trong mùa hè, có lúc hàng chục, hàng trăm ngàn người hành hương vẫn điềm nhiên ca hát và cầu nguyện hết sức sốt sắng, giờ này sang giờ khác, dưới cái nắng của mặt trời đổ lửa…

Chứng tá của họ nói lên hùng hồn hơn hàng trăm lời công bố được chữa lành bệnh. Nhiều khi, có những người đến Mễ Du ba bốn hoặc cả chục lần mà chính họ cũng không biết cái gì đã thúc đẩy họ đến đi đến lại đó ! Chắc chắn không phải do lòng tin, vì nhiều người đã mất đức tin từ khuya rồi.

Người ta lũ lượt đến đó vì nhu cầu tâm linh, người ta đến đó để tìm phương dược cho các thất vọng, cho sự chán ngấy cuộc đời bầy hầy tội lỗi, cho các bệnh tật đủ loại, chỉ mong tìm tại một niềm hi vọng... cho các khổ đau, các yếu đuối, các khát vọng, các sợ hãi, các nỗi khốn khổ, các khắc khoải...

Ðến Mễ Du, con người nhìn thấy chính mình là thế nào, như thể nhìn vào trong một tấm gương, họ khám phá ra cội nguồn của mình, suy nghĩ về tính nết mình, về ý nghĩa cuộc đời. Họ sẽ thấy từ trước đến nay, họ chưa thật là họ, chưa phải là con người đáng lẽ phải là, và những gì họ đã làm không đem lại lợi ích cho con người họ, trái lại chống lại con người của họ, phá huỷ con người của họ. Họ thấy sự thiện, và chấp nhận, nhưng họ lại làm điều xấu. Họ ghét sự dữ, nhưng họ lại làm sự dữ không thể dừng được. Họ chống lại bạo lực, nhưng họ lại làm một việc bạo lực lớn hơn. Họ chiến đấu cho tự do, nhưng họ lại gây nên những hình thức nô lệ còn nguy hiểm hơn, chẳng hạn những việc buôn bán phụ nữ và trẻ em vào đường dây nô lệ tình dục, những việc buôn bán ma tuý làm bao người trẻ nô lệ nàng tiên trắng và chết...

Ở Mễ Du, người ta ý thức được sự nhỏ bé và khốn nạn của mình, để mở lòng ra đón sự sung mãn và hạnh phúc thật từ Thiên Chúa. Ðến Mễ Du, họ mới thấy nhu cầu lớn nhất và sâu thẳm của con người không phải là vật chất, tiện nghi, song khao khát các giá trị phi vật chất. Cái khao khát ấy thúc đẩy họ tìm, và nỗi hi vọng đã đưa họ đến Mễ Du. Làm cuộc hành hương đến Mễ Du là một cuộc hành hương đến sự thật, vốn có khả năng giải thoát họ.(82)

Con người có một nhu cầu căn bản: Ðược yêu thương. Nếu họ không được ai mang họ trong tim, họ không thấy đời sống còn ý nghĩa gì, và cũng vậy, nếu chính họ không mang ai trong tim mình. Kẻ được yêu, thấy đầy tin tưởng nơi mình và nơi cuộc sống. Các người đến Mễ Du cảm nhận họ được yêu mến. Ðược yêu mến bởi Ai đó mà họ nghe đồn là đã hiện ra tại Mễ Du, rồi cũng được yêu mến bởi những người xung quanh cùng đến đó, bởi những người đón tiếp họ khắp mọi ngả đường, bởi các người ở trong nhà thờ, bởi các vị phục vụ nhà thờ và các dịch vụ khác, bởi những người mà họ mới làm quen...(83) Ngay cả những người tội lỗi thâm niên và chai lỳ nhất cũng khám phá được ở đó tình yêu, tình bác ái huynh đệ, và bắt đầu ra khỏi cái kén cô độc mà họ cuộn mình trong đó, để chia sẻ tình thương với người khác.

Mễ Du quả thật là một cuộc gặp gỡ phi thường trong tình yêu. Tình yêu xoá hết mọi khác biệt giữa người với người. Ở đó được thể hiện rõ rệt hơn nơi nào khác lời Thánh Phaolô: “Không còn Do Thái hay Hi Lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn đàn ông hay đàn bà. Vì tất cả anh em chỉ còn là một trong Ðức Giêsu Kitô” (Gl 3. 28).

Mễ Du đã trả lại cho con người một niềm hi vọng mênh mông về sự sống ở giữa “nền văn minh của sự chết” này (Chữ này là của Ð.G.Chủ Gioan Phaolô II),

ở giữa một thế giới mà biết bao bà mẹ đang tâm giết chính con ruột mình còn đang nằm trong bụng;

ở giữa một thế giới mà các gia đình đã trở thành hoang tàn lạnh lẽo, và các người vợ người chồng hay cha mẹ đã trở nên kẻ thù của nhau, khiến cho tổ ấm trở thành địa ngục, đẩy con cái ra đường để chúng lang thang vất vưởng, làm mồi cho những lôi cuốn đi vào con đường tội lỗi, phạm pháp, hủy diệt tương lai và hạnh phúc chúng…;

mà các hệ thống chính trị công khai đối địch nhau và chống lại Thiên Chúa;

mà các thế lực hắc ám thù nghịch tổ chức các cuộc khủng bố tàn bạo dã man mất hết tính người, như chưa từng thấy trong lịch sử của hành tinh này…;

V.v… và v.v…

Quả thật, theo viễn tượng nhân loại, đây là hồi cuối cùng của một thời đại.

Và Ðức Mẹ Chúa Trời đã đến và lên tiếng kêu gọi loài người thức tỉnh và trở về với Thiên Chúa và làm hòa với anh chị em mình, để thế giới được hưởng bình an và thịnh vượng, bình an mà chỉ Thiên Chúa mới có thể ban cho nhân loại (Ga 14.27).           

 ******************************

 

(79)    (Lời dịch giả) : Nói riêng về Châu Á: Hàn Quốc là nước có nhiều người đến hành hương Mễ Du nhất, rồi đến Phi Luật Tân, Ðài Loan, Nhật bản... rồi Việt Nam. Mời độc giả theo dõi các tin tức hàng ngày, hàng tháng lấy từ các địa chỉ Internet sau đây:

            - www.medj.org

            - www.medjugorje.org

            - www.medjugorje.hr

(do Trung Tâm Thông Tấn MIR, giáo xứ Mễ Du phát đi).

            - www.enfantsdemedjugorje.com (tiếng Pháp)

            - www.childrenofmedjugorje.com (tiếng Anh)

            (do ông D.Nolan và Sơ Emmanuel phụ trách).

(80)    Từ đây, để thêm sống động, chúng tôi có cho chen vào một số dòng lấy từ tập “Međugorje, Monographie de pèlerinage”, của Dr VIKTOR NUIC, Tủ sách Tourisme et Patrimoine, Zagreb, 2000, tr. 16-21.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Ơn Lành Đức Mẹ Ban Qua Ảnh Vảy Phép Lạ , # 2 (1/26/2009)
Ơn Lành Đức Mẹ Ban Qua Ảnh Vảy Phép Lạ (1/26/2009)
Lòng Tin Tưởng Nơi Đức Mẹ Maria (1/26/2009)
Lời Chúc Tết Của Thiên Chúa (1/26/2009)
Ngày Mồng Một Tết – Hái Lộc Đầu Xuân (1/26/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Lời Chúc Năm Mới Kỷ Sửu : Sức Khỏe ! (1/24/2009)
Tướng Cướp (1/24/2009)
Tin/Bài khác
Những Hạt Châu Ngọc (14) (1/23/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (13) (1/22/2009)
Con Mách Đức Mẹ (1/21/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (12) (1/21/2009)
Những Hạt Châu Ngọc (11) (1/21/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768