MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Giêsu Kitô Hẹn Gặp Tôi ---- Các Con Của Chúa Đi Học
Thứ Hai, Ngày 20 tháng 9-2010

Đc Giêsu Kitô Hn Gp Tôi

Bản dịch cuốn JESUS – CHRIST M’A DONNE RENDEZ- VOUS của MICHEL . QUOIST

3-    CÁC CON CỦA CHÚA ĐI HỌC

Cậu Hùng, con trai của chúng tôi đi họctrường Thống Nhất. Tôithành viên của ủy ban phụ huynh học sinh. Chồng tôitrong hội đồng trường học.

Lan, con gái của chúng tôi đang học lớp 11. không nghĩ đến tương lai. muốn thôi học, không chịu tiếp tục học hành nữa. Làm sao chúng tôi thể cho phép như vậy được? Đáng buồnchúng tôi càng hao tốn cho bao nhiêu thì càng lười học bấy nhiêu.

Chúng tôi áp dụng vài biện pháp nhằm nâng đỡ tinh thần non trẻ của . Chúng tôi cũng đã cạn lời thuyết phục cố gắng học hành.

Chúng tôi đọc sách báo tập san của nhà trường để theo dõi các vấn đề liên quanh đến trường học giữ vai trò của các phụ huynh học sinh trong các đoàn thể nhà trường. Chsung tôi đang đứng trước bao nhiêu vấn đề, nhưng chúng tôi nhận thấy mình chỉ giải quyết mỗi ngày được một chút, ngày này qua ngày khác, chẳng bao giờ nhìn lại vấn đề ấy dưới ánh sáng đức tin.

*

*          *

*                  Chắc chắn Thiên Chúa quan tâm đến vấn đề học hành của “con Ngài” cũng như Ngài quan tâm đến cả đời sống của chúng.

Chắc chắn Thiên Chúa muốn cho mỗi người con đều được phát triển tối đa trong Đức Giêsu Kitô con của Ngài, nhưng đồng thời cũng được phát triển tự nhiên nữa. Làm sao một người Cha đáng danh hiệu là Cha lại có thể đành tâm chấp nhận cho con cái mình ở trong cái tình trạng không được phát triển về thể chất, tinh thần và đạo đức được?

*                  Thiên Chúa không thể chấp nhận tình trạng một con người bình thường không được có một văn hóa tối thiểu, và mức tối thiểu này càng phải được mở mang thêm theo mức phát triển của nền văn minh.

*                  Trong một gia đình, không phải đứa con nào cũng có những năng khiếu giống nhau. Chúng có những năng khiếu khác nhau. Trong đại gia đình nhân loại cũng thế. Thiên Chúa không muốn chủ nghĩa bình đẳng nhưng là khác biệt. Cái cao cả của mỗi người là ở chỗ độc đáo của mình.

Tuy nhiên, Ngài muốn mỗi người phải phát triển đầy đủ những gì Ngài đã trao phó. Như thế, những khác biệt về trình độ văn hóa là do năng khiếu khác nhau chứ không phải do tiền của cung cấp phương tiện – Đó là một trong nhiều lý do.

*                  Toàn thể xã hội phải tạo điều kiện cho mỗi người được thành đạt theo năng khiếu của mình, nghĩa là hoàn toàn ước muốn riêng tư của Thiên Chúa về con người ấy.

*                  Đi đôi với những năng khiếu còn có trách nhiệm. Những món quà người Cha tặng cho con cái là nguồn phát sinh trách nhiệm đối với chúng. Chúng phải làm cho các tài năng ấy sinh lợi, nẩy nở, phát triển. Đó là một đòi hỏi tuyệt đối và mọi người đều phải tường trình sổ sách về việc quản lý của mình.

*                  Như thế, ở địa vị của mình và tùy theo phương tiện eo hẹp của mình, từng cá nhân hay tập thể, trong các đoàn thể hoặc phong trào khác nhau, chúng ta phải đấu tranh xóa nạn mù chữ trên thế giới, cho mọi người được đi học, cho có nhiều học bổng và được phân phối đầy đủ hơn, cho có chỗ học và cho có giáo viên, cho tổ chức thế giới học đường... Đó là chúng ta đi trong chiều hướng của Thiên Chúa, gặp được ước muốn chủ yếu của Ngài là phát triển toàn diện con người và mọi người.

*                  Người Cha muốn cho các con được phát triển quân bình hài hòa. Để được như vậy, cần có một nền giáo dục, có tính cách đào luyện con người thực sự. Không phải là tập luyện cho “những con chó thông minh”, đánh mất tất cả kiến thức, nhưng là tập luyện cho chúng biết suy nghĩ, huấn luyện óc phán đoán lành mạnh, làm cho mỗi người được phong phú.

Chúng ta hoạt động trong đường hướng này khi chúng ta đòi hỏi những phương pháp giáo dục có tính cách “nhân bản” hơn, có sự tham dự của học sinh vào việc đào tạo chính mình, có những chương trình hợp lý hơn, chống lại kiểu học “cấp tốc”...

*                  Giáo dục tuổi trẻ không phải là một công trình cá nhân, nhưng là tập thể. Không phải tình cờ mà các học sinh và giáo viên được tập họp nhiều giờ mỗi ngày, và nhiều năm trong đời, trong cùng một lớp học, ở cùng một trường học, cùng một môi trường giáo dục. Thiên Chúa quan tâm đến những cuộc tập họp tự nhiên này, Ngài ước muốn cho chúng trở thành những công đoàn nhằm phát triển đích thực con người và hướng đến Tình Yêu của Ngài.

*                  Bởi vì trong ý tưởng của Cha, một lớp học là một bộ phận, nơi đó, một bên là các học sinh với nhau, bên kia là các học sinh và giáo viên liên đới với nhau. Chúng ta phải nâng đỡ mọi nỗ lực nhằm giúp đỡ việc học nhóm, tình đoàn kết của giới trẻ, mỗi quan hệ với các giáo viên... Trái lại, phải đấu tranh chống lại phe phái, những huyên náo ồn ào chung quanh cản trở việc giảng dạy, học tập tính gian lận, thụ động, ích kỷ, mỗi người vì mình...

*                  Tạo điều kiện cho việc giáo dục trong lớp, ở trường hoặc được kết quả tốt, đó là một bổn phận. Người Kitô hữu (học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh...) tìm các phương pháp để việc giáo dục được thành công và kiên nhẫn đem ra thực hiện, đó là gặp được hoạt động của Thiên Chúa trong hoạt động của mình. Thiên Chúa đang hoạt động trong tất cả các thực tại nhân loại.

*                  Người trẻ cũng như mọi người, là một “toàn thể”. Việc huấn luyện phải được thực hiện ở những trình độ khác nhau của con người, kể cả trình độ tâm linh nữa. Cho các học sinh tiếp thu một nền giáo dục tôn giáo, cho các người trẻ có dịp sống đạo trong môi trường của chúng, đó cũng là gặp được Thiên Chúa. Từ muôn thuở, Thiên Chúa muốn làm cho con cái loài người trở thành con cái của Ngài.

*                  Toàn thể xã hội phải trở nên Thân Thể của Đức Kitô. Giáo hội của Thiên Chúa. Trường học không phải là tổ chức bên lề xã hội: không phải là một nhóm người cắt đứt quan hệ với những người khác, nó tùy thuộc toàn thể xã hội và phải được mở ra cho cả cuộc sống.

*                  Trẻ em, trước hết thuộc về những người sinh chúng: cha mẹ chúng. Cha mẹ phải chịu trách nhiệm đào tạo chúng ở mọi trình độ của con người. Cha mẹ không có quyền vô tư đối với việc giáo dục chúng. Nếu họ khoán trắng cho các giáo viên, cho các nhà giáo dục, họ trở thành những cha mẹ “bỏ rơi” một phần con cái của mình.

Nhưng trong ý muốn của Thiên Chúa, môt người đơn độc không thể sống được. Chỉ có những con người liên đới với nhau. Đó là cha mẹ, các giáo viên và các học sinh đều có trách nhiệm chung, mỗi người ở địa vị của mình, đối với vấn đề phát triển toàn diện giới trẻ.

*                  Mọi người đều thuộc về một môi trường xã hội. Môi trường ảnh hưởng sâu sắc và uốn nắn tính tình con người. Con người phải chịu trách nhiệm về môi trường sống. Con người không có quyền bỏ quên hoặc từ khước những mối quan hệ tự nhiên – và đối với một người Kitô hữu – những mối quan hệ do Thiên Chúa xếp đặt, nối kết mình vào đó. Các học sinh, giáo viên và mỗi tổ chức giáo dục phải quan tâm đến môi trường xã hội.

Mỗi môi trường có “văn hóa” của nó. Đó là một di sản, môt “tài năng” mà chẳng những không được không biết đến mà còn phải được phát triển. Không phải là san bằng mọi người, nhưng là cho phép mọi người được phát triển, mà không phủ nhận nguồn gốc của họ.

*                  Đối với mỗi học sinh, có một bổn phận “lương tâm học sinh” thật sự. Nhờ các tiền thuế, các người khác đặc biệt các công nhân đã trả tiền học cho chúng. Được đặc ân, chúng phải có trách nhiệm đối với xã hội, trách nhiệm phải chuẩn bị kỹ lưỡng để có một chỗ đứng trong thế giới lao động, thế giới xã hội và chính trị.

*                  Cuối cùng, mọi người tham gia vào thế giới trường học và trước hết là các học sinh. Chúng có trách nhiệm đối với toàn thể nhân loại, về bước tiến của nhân loại đến một nền văn hóa tốt hơn, tiến đến tinh thần nhiều hơn. Phải biết nhìn xa hơn, bên kia lợi ích tức thời và hợp lý. Mọi người làm giàu cho tâm trí của mình là làm cho nhân loại thêm giá trị, là đưa nhân loại tiến thêm một bước tiến đến tâm linh, một bước tiến đến Thiên Chúa. Là người Kitô hữu, chúng ta hãy đưa cả đời sống của Đức Kitô vào trong bước tiến của cả nhân loại.

*

*                      *

Lạy Chúa, giờ đây chúng con mới hiểu rõ hơn, tạo sao chúng con đã tự nguyện gia nhập các ủy ban phụ huynh học sinh.

Chúng con hiểu rõ hơn tại sao chúng con phải làm tất cả để cho con người có thể tiến đến một nền văn hóa đích thực, quân bình, toàn diện, cởi mở, tôn trọng mọi giá trị của các môi trường và các cộng đoàn khác nhua.

Chúng con hiểu tại sao chúng con không bao giờ được ngưng trau dồi kiến thức, văn hóa, bất chấp những trở lực.

Cuối cùng, chúng con biết rõ hơn, làm thế nào để các con cái chúng con biết những lý do chân thật của Kitô giáo, để chúng cố gắng học hành.

Bởi vì, lạy Chúa, con cái chúng con là con cái của Chúa. Con cái của Chúa đi học, con cái của Chúa lớn lên và thành người lớn. Nhưng, có biết bao người con vẫn còn dở dang, bao người con sẽ bị đào tạo lệch lạc suốt đời.

Lạy Chúa, Chúa không thể chịu được như thế. Chúng con không thể chấp nhận như vậy. Và vì thế, lạy Chúa, chúng con muốn cùng đấu tranh với Chúa.

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sức Mạnh Của Tràng Chuỗi Mân Côi (9/30/2010)
Video Clip: Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Lipa, Nước Phi Luật Tân (9/28/2010)
Nguồn Gốc Của Kinh Mân Côi (9/28/2010)
Tràng Chuỗi Mân Côi (9/27/2010)
Lời Kinh Tháng Mười (9/26/2010)
Tin/Bài khác
Mẹ Sầu Bi! Tám Niềm Đau Của Mẹ! (9/17/2010)
Ðây Sẽ Là Niềm An Ủi Của Con: Đức Mẹ Maria (9/15/2010)
Xin Mẹ Cứu Chúng Con Thoát Nạn Cộng Sản Vô Thần (9/13/2010)
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, 15/9/2010 (9/12/2010)
Xin Mẹ Cứu Chúng Con Thoát Nạn Cộng Sản Vô Thần (9/11/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768