MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Giêsu Kitô Hẹn Gặp Tôi ---- Bận Rộn
Thứ Ba, Ngày 2 tháng 11-2010

Đc Giêsu Kitô Hn Gp Tôi

Bản dịch cuốn JESUS – CHRIST M’A DONNE RENDEZ- VOUS của MICHEL . QUOIST

16.  BẬN RỘN

Chúng tôi bận rộn quá! Nhà tôi và tôi đều là những người bận rộn công việc suốt ngày. Anh ấy ở trong công đoàn, trong hội tương tế, và trong ủy ban phường. Còn tôi ở trong hội phụ huynh học sinh và mặt khác là giáo lý viên trong giáo xứ. Chúng tôi phải dự nhiều cuộc họp và theo các khóa học tập. Người ta còn không ngừng năn nỉ chúng tôi dấn thân vào những công việc mới nữa.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn có gia đình con cái, bạn hữu, những giao tiếp bình thường với các bạn đồng nghiệp, bà con hàng xóm... Và trước những việc chúng tôi đã làm, còn có những việc chúng tôi chưa làm được. Trách nhiệm lớn lao đang đòi hỏi chúng tôi ngày càng nhiều và mời gọi, thúc bách, ám ảnh chúng tôi. Dầu vậy, còn phải đọc sách, phải cầu nguyện, ngủ nghỉ... Phải, chúng tôi không biết xử trí ra sao? Chúng tôi quá bận rộn.

Hôm nay chúng tôi dừng lại và ngang qua sự căng thẳng với cảm nghĩ dường như bất lực này. Chúa muốn gì đây?

*                  Trước hết, phải chấp nhận sự căng thẳng này. Có thể thu bớt nó lại từng phần nhỏ, nhưng phải chấp nhận nó còn mãi trong cuộc sống chúng ta. Những đòi hỏi bao giờ cũng nhiều hơn những khả năng của mình.

*                  Nhìn thẳng vào sự căng thẳng này, chấp nhận và dâng hiến nó, đó là thu bớt nó lại, không để nó có đủ sức làm chúng ta bực bội và chán nản. Hơn nữa, đó là khiến nó phục vụ, khiến nó trở thành nguồn cứu độ, như cây thập giá, nơi Đức Giêsu Kitô bị “căng thẳng” khủng khiếp giữa trời và đất, giữa tội lỗi và tình yêu giữa sự sống và sự chết.

*                  Phải nhìn nhận rằng: ở giữa sự căng thẳng, chúng ta không thấy rõ. Những bổn phận khác nhau thường có vẻ mâu thuẩn, khó chọn lựa. Chúng ta muốn một con đường thẳng tắp, nó lại quanh co, ngoằn ngoèo. Chính lúc bước đi chúng ta mới khám phá những lối rẽ, những dốc lên xuống và dần dần mới thấy những cột bảng chỉ đường.

Nói khác đi, phải chấp nhận sống trong một niềm tin: phải thanh luyện cái nhìn của chúng ta để đọc được ước muốn của Cha ngang qua các biến cố, phải tin tưởng và để Ngài dẫn dắt qua muôn vạn nẻo đường, phải để chính Ngài gánh vác chúng ta đi trong lúc chúng ta lại muốn sự gánh vác lấy chính mình.

*                  Sau cùng, phải chấp nhận những giới hạn của mình. Những giới hạn cấy hạ nhục chúng ta, khiến chúng ta bực tức khó chịu: giới hạn thời giờ, sức lực, sức khỏe, giới hạn những phương tiện vật chất, trí khôn, những người cộng tác... Các giới hạn càng được thấy rõ hơn khi lý trí chúng ta hiểu quá vội vàng, con tim chúng ta cảm xúc quá mau lẹ, tai chúng ta quá thính nghe, bắt được các tiếng kêu gọi, càng đào sau thêm hố ngăn cách giữa mục tiêu và công việc thực hiện:

-         Tôi làm được 1 phần mười cái tôi thấy rõ phải làm.

-         Tôi làm được 1 phần trăm cái toi có thể làm, nếu...

-         Tôi làm được 1 phần ngàn cái tôi muốn làm...

*                  Chấp nhận các giới hạn là một thử thách đau đớn nhất của hành động. Cũng vậy, thật giá rất eo hẹp ít thời giờ, ít không gian, ít từ ngữ... nhưng nhiều đau khổ và nhiều yêu thương vô cùng.

*                  Hành động (dấn thân) là chiến đấu với bản thân để thắng tính ích kỷ và giảm bớt ích kỷ, phải có thập giá. Như thế, không thể có trên trái đất này 1 hành động nào mà không có kèm theo ơn cứu chuộc. Chính tội lỗi đã đóng ấn cho sự hiệp nhất bi thảm của hành động và ơn cứu chuộc này.

Chấp nhận sự căng thẳng, rồi dâng tiến nó trong đời sống tông đồ của mình, dâng hiến sự tìm kiếm khó khăn trong bổn phận của mình, gánh nặng của các giới hạn của mình, đó là những lễ tế đầu mua cần thiết cho một hoạt động thành công.

*                  Nếu không thể tránh được sự căng thẳng trong đời sống của chúng ta, thì ngược lại, chúng ta có thể giảm bớt nó, và không bao giờ để nó lấy mất sự bình an nội tâm. Tất cả đều tùy thuộc vào lòng tin và tình yêu của chúng ta.

*                  Chúng ta không được mời gọi phải làm tất cả mọi việc. Những gì Cha ban cho chúng ta làm, chúng ta có thời giờ và những phương tiện hoàn thành. Do đó, những gì thật tình chúng ta không thể thực hiện, Ngài không cho chúng ta làm. Tại sao chúng ta bực tức hoặc nản lòng?

*                  Phải khiêm tốn tin rằng mình không cần thiết ở đây, vào lúc này, trong hoàn cảnh kia, trước người nọ.

Phải rất khắt khe khi xét những động lực nào thúc đẩy chúng ta dấn thân. Không phải lúc nào cũng do ước muốn phục vụ anh em, nhưng có khi, vì vô ý thức, do kiêu ngạo, hăng say bồng bột, muốn tạo thế lực, trốn tránh cuộc đời mai danh ẩn tích, hoặc muốn thoát khỏi hoàn cảnh gia đình khó khăn...

*                  Điều quan trọng không phải tổng số các hoạt động chúng ta làm, nhưng trước hết là ở cường độ tình yêu biến đổi hành động chúng ta.

*                  Qua một lỗ tí ti của đầu mũi kim bơm vào cánh tay một dòng máu mới chảy vào và làm sống cả thân thể bệnh nhân. Cũng vậy, sự dấn thấn chính trong tình yêu sẽ mưu ích cho toàn thể nhân loại, bất kỳ nơi nào có tình yêu, và cuộc dấn thân ấy có bất cứ chiều kích nhân loại nào.

*                  Nhờ hành động của chúng ta, dầu có giới hạn đến đâu, chúng ta cũng tham dự vào bước tiến đồng bộ của nhân loại. Nếu chúng ta hành động với Đức Giêsu Kitô, trong Ngài, chúng ta đang xây dựng Nước Cha,

*                  Chúng ta mê mỏi vì nhiều nhiệm vụ khác nhau phân tán sức lực, khiến chúng ta nản chí, bởi vì chúng ta quên thống nhất mọi hoạt động trong đời sống của mình.

Nhìn lên trời, chúng ta chỉ thấy những cành cây. Nếu nhìn trước mặt, chúng ta sẽ thấy một thân cây duy nhất, nó nuôi sống những cành cây ấy bằng dòng nhựa lưu chuyển trong thân cây.

Chúng ta thường hay đi từ cành cây này sang cành cây khác quên thân cây.

“Ta là cây nho, các con là nhành nho. Ai ở lại trong Ta và Ta trong người ấy, người ấy sẽ sinh nhiều trái, vì ngoài Ta, các con không thể làm được gì. Ai không ở lại trong Ta thì sẽ bị quăng ra ngoài nhựa cành nho và khô đi, người ta sẽ lượm chúng, quăng vào lửa, chúng sẽ bị thiêu đốt” (Ga 15,5-6)

*                  Dấn thân càng nhiều, nhiệm vụ càng lắm, hoạt động càng bề bồn, chúng ta càng phải dừng lại chiêm ngắm nguồn mạch duy nhất: Đức Giêsu Kitô. Dưới ánh sáng của Ngài, chúng ta sẽ khám phá ra và sẽ sống sự thống nhất sâu xa trong các hoạt động của chúng ta.

*                  Nếu những cuộc dấn thân khác nhau phân tán chúng ta đó cũng là vì chúng ta không đặt chọn chính mình trong mỗi cong việc mình làm. Chúng ta không làm như vậy được, bởi vì chúng ta bị phân chia thành “từng mảnh vụ”:

-         Mảnh này thì nghĩ đến việc phải làm...

-         Mảnh kia thì hối tiếc biến cố nọ, con người kia, mảnh khác thì bám chặt vào quá khứ.

-         Mảnh khác nữa thì đang thăm dò tương lai...

...

Nếu chúng ta biết “tập trung” chúng lại, chúng ta sẽ làm được nhiều việc hơn trong một thời gian ngắn hơn, và làm được tốt hơn nhiều.

*                  Cái làm chúng ta khó chịu và kiệt sức, đó là sống “từng mảnh” đời mình.

Cái làm chúng ta được bình an và vui tươi, đó là trở nên tất cả mọi sự cho mọi người” (Thánh Phaolo)

*                  Phải là toàn vẹn và mới mẻ trước mỗi hành động trong đời mình, bởi vì mỗi hành động là nhiệm vụ duy nhất mà Cha muốn chúng ta hoàn thành trong lúc này.

*                  Chỉ có Đức Giêsu Kitô mới thống nhất được đời sống nội tâm chúng ta, cũng chỉ có Ngài mới thống nhất được đời sống tông đồ của chúng ta giữa những dấn thân bận rộn của mình. Chỉ có một tình yêu duy nhất phải sống qua bao nhiêu đòi hỏi của anh em đồng loại.

*

*                      *

Lạy Chúa,

Này con đây, ở trước mặt Chúa, hụt hơi, kiệt sức, mất hết can đảm, không còn hy vọng.

Bị giằng co liên lỷ giữa những ước muốn vô tận và những phương tiện hạn hẹp của chúng con, bị xô đẩy, lôi kéo, bực bội, mệt mỏi.

Cuối cùng, lạy Chúa, này chúng con đây, ở trước mặt Chúa, bất động, yên nghỉ.

*

*          *

Đây là nỗi đau khổ vì bất mãn, đây là cơn sợ hãi vì lầm lẫn trong lựa chọn dấn thân? Đây là nỗi lo sợ không làm đầy đủ việc bổn phận, đây là Thập giá, những giới hạn của chúng.

Xin cho chúng con làm việc phải làm, đừng muốn làm quá nhiều, đừng ôm dồm mọi chuyện, và làm một cách bình tĩnh, đơn sơ, khiêm tốn trong tìm kiếm và ý muốn phục vụ của chúng con.

Xin giúp chúng con gặp lại Chúa giữa những cuộc dấn thân thật bận rộn của chúng con.

Bởi vì, chính Chúa, lạy Chúa. Chúa là sự thống nhất của mọi hành động, một Tình Yêu duy nhất qua các tình yêu của chúng con, qua các cố gắng của chúng con.

Chúa là nguồn mạch, Chúa là nơi quy tụ tất cả.

Lạy Chúa, này chúng con đây, đang ở trước mặt Chúa, để “tập trung” bản thân trong Chúa.

15.    **************************************************************************

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Linh Đạo Tông Đồ Fatima, Lm F.x.m Hoàng Văn Nghĩa (12/5/2010)
Cn 1193: Cuộc Hiện Ra Của Đức Mẹ Tại Wisconsin, Hoa Kỳ (12/4/2010)
Hiện Tượng Đức Mẹ Maria Hiển Linh Khắp Nơi Trên Đất Việt (12/1/2010)
Niềm Hy Vọng Khởi Đi Từ Thiên Chúa (11/26/2010)
Áo Đức Bà Camêlô Che Chở Cứu Thoát (11/13/2010)
Tin/Bài khác
Video Clips: Medjugorje Sống Các Thông Điệp Đức Mẹ Maria Dạy Dỗ (10/31/2010)
Cn 1187: Chimayo Là Lộ Đức Của Mỹ Quốc, Tiểu Bang New Mexico (10/30/2010)
Sai Lầm Trong Cuốn " Học Thuyết Trinh Nữ Maria" (10/25/2010)
Xin Mẹ Soi Sáng Hàng Giáo Phẩm (10/23/2010)
Sứ Điệp Fatima Đã Tự Vượt Qua Được Mọi Thách Đố (10/21/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768