MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tác Phẩm Chữa Lành Các Thế Hệ Gia Tộc (5)
Thứ Ba, Ngày 7 tháng 6-2011

TÁC PHẨM CHỮA LÀNH CÁC THẾ HỆ GIA TỘC (5)

CHƯƠNG 4: PHÁ THAI VÀ KHUÔN MẪU KHÔNG TÌNH YÊU.

“34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13:34)

1. LỜI KÊU GỌI YÊU THƯƠNG:

Chúng ta hãy nhìn lại gia đình mình và thấy những sự tiêu cực và không tình yêu. Chúng ta thấy một sự vực sâu lớn lao giữa những kinh nghiệm của đời sống và bản chất của Thiên Chúa Cha. Chúa là tình yêu. Ngài kêu gọi chúng ta nên giống như Ngài. Cha nào, con nấy. Phúc Âm là một lời kêu gọi yêu thương.

Khi chúng ta không được yêu thì ta bị thương tích và tàn tật. Khi chúng ta biểu lộ tình cảm mà không có tình yêu thì chúng ta gây thương tích và làm cho người khác tàn tật. Những sự đau đớn mà ta gây ra cho nhau sẽ truyền qua cho các thế hệ tương lai, nếu không được giải quyết trong tha thứ.
“Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô.”(Êphêsô 4:32)

2. CẢM TƯỞNG THUỘC VỀ:

Khi chúng ta nghĩ về vấn đề phá thai, hư thai hay thai chết trong bụng mẹ, nguyên tắc căn bản để quan tâm là các trẻ thơ phải được chấp nhận với tình yêu. Một trong những cách thức chúng ta yêu và chấp nhận một hài nhi là đặt tên cho bé. Khi đặt tên cho em bé thì bé được thuộc về gia đình, có một chỗ thật sự trong gia đình.

Thiên Chúa dạy trong Phúc Âm rằng Ngài đã biết chúng ta một cách mật thiết, từ lúc bắt đầu, và Ngài tạo thành chúng ta với một mục đích đặc biệt:

“13 Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.

14 Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!
Hồn con đây biết rõ mười mươi.

15 Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu.” (Thánh Vịnh 139:13-15)

3. ĐẶT TÊN CHO CON TRẺ-QUA SUY NIỆM CỦA LM HAMPSCH:

Thật rõ ràng vì Chúa biết và nhìn mọi phương diện của trẻ khi còn trong cung lòng mẹ.

“Trước khi Cha tạo thành con trong dạ mẹ, Cha đã biết con.” (Giêrêmia 1:5)

Tuy nhiên, Ngài ao ước cho chúng ta dâng lên Ngài tất cả những trẻ thơ, dù còn sống hãy đã chết, dù bị phá thai, chết trong bụng mẹ, hay hư thai. Chúng ta cần hiệp thông các trẻ nhỏ với Chúa một cách trọn hảo.

“Người ta còn đem cả trẻ thơ đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng.

Thấy vậy, các môn đệ la rầy chúng.16 Nhưng Đức Giê-su gọi chúng lại mà nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng.” (Luca: 18:15-16)

Các trẻ thơ bị phá thai, hư thai hay chết trong bụng mẹ hay những trẻ chỉ sống có vài giờ, thì thường không được cha mẹ đặt tên cho. Hậu quả là các em cảm thấy mình bị xã hội ruồng bỏ. Việc được đặt tên là dấu hiệu thuộc về một gia đình và một gia đình nhân loại. Điều quan trọng trong sự chữa lành gia tộc để “không làm hại đến các em,” thì chúng ta nên đặt tên cho những trẻ bị chết sớm… Nếu vô ý mà không đặt tên cho các trẻ bị chết yểu là không chú ý đến nhân phẩm con người của các em.

4. ĐẶT TÊN CHO TRẺ THƠ:

Sau đây là một câu chuyện riêng tư: Một phụ nữ kể chuyện trong cuộc hội thảo về sự bình an mà mẹ của bà cảm nhận sau khi đặt tên cho hai người con bị hư thai:

“Tôi là một phụ nữ 41 tuổi. Trong suốt cuộc sống tôi, mẹ tôi luôn kể cho tôi nghe một câu chuyện về mẹ của bà, tức là bà ngoại tôi. Bà ngoại tôi chết khi sinh con và bà ngoại mất một người con gái. Khi còn thơ ấu, bà ngoại tôi là một trẻ cô nhi. Bà cũng đã mất một người con trước khi sinh ra mẹ tôi. Một ngày kia, mẹ tôi và tôi cầu nguyện chung và nhân danh bà ngoại tôi, mẹ tôi đặt tên cho hai người chị em của mẹ. Chúng tôi dâng 2 người đã chết này lên cho Chúa Cha trong ánh sáng của Chúa Ki-Tô và cầu nguyện cho hai trẻ ấy cùng người mẹ, tức là bà ngoại tôi. Từ đó, mẹ tôi không nói đến vấn đề ấy nữa. Một sự bình an đến trong đời sống của mẹ tôi sau khi bà đặt tên cho hai trẻ và dâng họ lên Chúa.”

5. MẸ XIN LỖI CON.

Đây là một câu chuyện khác:

“Tôi bị hư thai ba lần, và tôi không bao giờ nghĩ đến việc đặt tên cho các con đã chết của tôi. Đêm qua, sau Thánh lễ, tôi đi lên phòng và cầu nguyện trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Tôi sống lại những đau buồn và cảm giác phạm tội khi hư thai. Trong khi mang thai lần cuối, tôi không muốn có thai. Tôi nhớ rằng mình tỉnh dậy trong phòng cứu cấp và khóc vì tôi rất hối hận. Đêm qua, tôi có thể nhìn thấy 3 đứa con của tôi, tuổi của chúng từ 16 trở lên. Tôi đã đặt tên cho các con tôi và cảm thấy bình an. Tôi không biết được rằng tôi đã chôn dấu những nỗi đau buồn và cảm giác phạm tội. Tôi rất sợ về những gì có thể gợi nhớ cho tôi cách vô thức. Bây giờ, tôi có 3 đứa con lớn trên Thiên Đàng với Chúa Giêsu, và họ đang chờ đợi tôi.”

6. HỌ CÓ VẺ TRƯỞNG THÀNH:

Thật là điều kỳ lạ khi các phụ nữ có thị kiến và chia sẻ với tôi, họ nói rằng những năm sau khi hư thai, Thiên Chúa chỉ cho họ thấy hình ảnh các con nhỏ bé của họ nay đã trưởng thành. Bác sĩ McAll cũng có một số những câu chuyện do người ta có thị kiến và chia sẻ tương tự như vậy.

7. ĐÂY LÀ CON TRAI TÔI:

Một phụ nữ chia sẻ thị kiến như sau:

“Ngày kia, tôi đang cầu nguyện và có thị kiến về một thanh niên 21 tuổi. Trong thị kiến, cậu con trai bắt đầu nói về các anh chị em của cậu. Điều này làm tôi kinh ngạc vì 21 năm trước đó, tôi bị hư thai. Cậu ấy là con trai của tôi, và cậu nói chuyện về các đứa con khác của tôi!”

8. MANG TRONG LÒNG MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA MẸ:

Sau mỗi lần hư thai hay phá thai, đứa con sau đó được sinh ra và sống sót, thường thì bé có thể mang theo mặc cảm phạm tội hay sợ hãi của người mẹ. Đây là một lãnh vực cần lời cầu nguyện chữa lành.

9. ẢNH HƯỞNG CỦA ANH CHỊ EM:

Đôi lúc, đứa con kế tiếp chịu ảnh hưởng của đứa con đã chết. Đây là câu chuyện của cô bé Joan:

“Bác sĩ McAll kể về cảm nghiệm cô bé Joan, mới có 9 tuổi, nhưng em thay đổi nhanh chóng lúc mới có 5 tuổi. Bé tỏ ra khó chịu, không thể tự kiểm soát mình và không chú ý học trong trường. Về sau, bé được bác sĩ chẩn đoán là bị bịnh kinh phong. Mẹ của bé cảm thấy sợ hãi khi con bà bị kinh phong vì bé trở nên một người hoàn toàn khác. Cô bé có thể chạy và lao đầu vào xe hơi, hay cầm dao dọa anh em. Có khi cô bé nói rằng cô không phải là Joan.

Khi bác sĩ McAll vẽ ra một biểu đồ gia tộc, thì cá gia đình không tìm ra chứng cớ là trong dòng họ, tổ tiên có thái độ như thế. Bác sĩ quỳ xuống nói chuyện với Joan về gia đình bé. Khi cô bé nói cho bác sĩ biết là cô có ba anh em và ba chị em, bác sĩ sửa sai cô bé và nói rằng cô chỉ có hai chị em thôi. Ngay lúc ấy, Joan trở nên hung dữ, gọi mẹ cô là kẻ ám sát, và nói rằng cô có một người chị tên là Melissa mà mẹ cô đã giết chị ấy. Bác sĩ McAll tìm hiểu rằng mẹ của Joan đã có một cuộc phá thai tình cờ vì bác sĩ không làm trọn nhiệm vụ, trước khi Joan được sinh ra. Bà mẹ không bao giờ nhắc đến biến cố ấy cho bé Joan biết và cũng không ai biết cái tên mà bà mẹ muốn đặt cho thai nhi là Melissa.

Bác sĩ bèn xin một Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Melissa. Kết quả là mọi sự trở nên tốt đẹp vì có sự thay đổi trong đời sống gia đình. Thái độ tiêu cực của Joan biến mất, và sức khỏe của bé trở lại bình thường. Gia đình ấy bắt đầu đi tìm giúp những gia đình khác có những trẻ bị kinh phong, ngất xỉu hay hung dữ. “

10. CHÍN CHỤC NGÀY ĐẦU TIÊN:

Bác sĩ Frank Lake là một vị bác sĩ Tâm thần người Anh. Ông nói rằng 90 ngày đầu tiên cấn thai trong cung lòng mẹ là yếu tố quan trọng. Đứa trẻ cảm nhận được tình yêu của mẹ, sự chấp nhận và nồng ấm, hay sự giận dữ, hận thù và sự từ bỏ, hoặc có tất cả mọi sự.

Khi tôi thực hiện sự chữa lành nội tâm với sự chữa lành gia tộc, tôi xin ánh sáng Chúa Giêsu mở ra 90 ngày đầu tiên của một thai nhi. Có nhiều người bước mà cảm thấy bị ghét bỏ, ngay cả khi gia đình họ yêu thương họ, cộng đồng yêu mến họ và mọi người yêu mến họ. Tuy không thể giải thích nguyên do, những người này cảm thấy cô đơn và bị từ bỏ. Một điều có thể giải thích được là vì khi họ còn trong bào thai, thì mẹ không muốn sinh ra họ.

11. LẤY ĐI NHỮNG MẶC CẢM:

Có lẽ một trong những sự chữa lành lớn lao và cần thiết nhất cho người phụ nữ đã phá thai là chữa lành mặc cảm phạm tội của người ấy. Phá thai là vi phạm điều răn chính của luật tự nhiên: không được giết người. Cho sù nếu không ai dạy chúng ta rằng giết người là phạm tội, thì tự nhiên, ai cũng biết giết người là phạm tội. Nếu ta cố gắng để lý luận như vậy nhưng trong vô thức, tâm trí không thể chấp nhận sự lý luận hay biện minh ấy, vì giết người là phạm tội. Vì thế luôn có sự mâu thuẫn. Sự đồng ý chỉ đến khi một người có thể nói:

“Tôi là kẻ phạm tội. Tôi làm sai. Tôi xin lỗi.”

Sám hối đem lại sự hòa hợp giữa con người nội tâm và con người bề ngoài, và mở rộng cửa cho việc chữa lành. Theo cảm nghiệm của tôi thì một phụ nữ đã phá thai cần sự chữa lành nội tâm, cần sự chữa lành và tha thứ và cần được giải thoát khỏi mặc cảm phạm tội.

“12 Đây là sấm ngôn của ĐỨC CHÚA: "Nhưng ngay cả lúc này,
các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta,
hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van."

13. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.
Hãy trở về cùng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của anh em,
bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương,
Người hối tiếc vì đã giáng họa.” (Giôen 2:12-13)

12. NHỮNG BƯỚC CHỮA LÀNH:

Có lẽ bạn biết có những người đã phá thai. Bạn có thể chia sẻ những bước chữa lành này với họ:

1. Hình dung em bé bị chết trong sự hiện diện của Chúa Giêsu.
2. Nhìn Chúa Giêsu ôm ấp em bé.
3. Nhìn Chúa Giêsu ôm ấp bạn.
4. Xin Chúa Giêsu cho bạn biết giới tính của con bạn.
5. Đặt tên cho em bé.
6. Qua Chúa Giêsu, xin em bé tha thứ cho bạn vì sự phá thai.
7. Xin Chúa tha thứ cho bạn vì sự phá thai.
8. Nhận sự tha thứ của Chúa và của con bạn.
9. Tha thứ cho chính mình.
10. Ban tình yêu cho em bé.
11. Thấy Chúa Giêsu cầm gươm bằng vàng để cắt những gì tiêu cực liên quan đến em bé.
12. Thấy em bé được Chúa đem đi. Bạn hãy xin Mẹ Maria đến và ban tình yêu mẫu tử của Mẹ cho em bé.

13. GỐC RỄ CỦA SỰ TỰ HỦY HOẠI MÌNH:

Năm 1978, Bác Sĩ Andrew Feldmar lập một cuộc điều nghiên tại đại học Loyola, ở Chicago với một số người bị cám dỗ để tự tử. Ông tìm ra rằng những người này thường bị cám dỗ tự tử vào một thời gian giống nhau mỗi năm.

Qua những chứng cớ của cuộc điều nghiên, bác sĩ Feldmar khám phá ra rằng những người này là con cái của những người bà mẹ muốn phá thai. Bác sĩ tìm thấy vào mỗi năm, vào thời kỳ mà người mẹ họ muốn phá thai thì người con sau này trong đời sống thường bị cám dỗ để tự tử. Đi sâu hơn nữa, người con sẽ cố gắng tự tử bằng phương pháp giống như người mẹ đã cố gắng sử dụng để giết con bà. Nếu người mẹ dùng chất hóa học thì người con sau này có nhu cầu dùng thuốc phiện để tự tử. Nếu người mẹ dùng một vật sắc thì người con sẽ cầm dao tự đâm chết mình.

14. CÓ NHỮNG NHU CẦU:

Tự tử là một đề tài mà Bác sĩ McAll nghiên cứu. Ông tin rằng các bịnh nhân thường cố gắng tự tử theo ý mình nhưng có một nguyên nhân dẫn họ đến việc tự tử. Cuộc điều tra cho thấy hình ảnh của một người đang trong ngôi nhà đang cháy. Ông ta chạy ra để tránh lửa cháy, rồi trở nên mệt mỏi và ông nhảy vào lửa.

Chúng ta không nên phán đoán về một sự tự tử. Các bác sĩ tâm thần tin rằng đó không phải là một hành động tự do, nhưng họ bị lôi kéo bởi những cơn đau đớn trong cuộc sống của họ.

15. SỰ TỰ TỬ CỦA ÔNG NGOẠI:

Đây là một câu chuyện riêng tư: Một phụ nữ chia sẻ cảm nghiệm trong khóa học về sự tự tử của ông ngoại bà ta:

“Trong Thánh lễ vừa qua, tôi được ơn chữa lành về sự không tha thứ, giận dữ và hận thù. Khi chúng ta cầu nguyện và hình dung đến những người gắn chặt với đời sống ta hay là ta gắn chặt vào đời sống họ. Vào 59 năm trước đây, ông ngoại tôi đã tự tử trước mặt mẹ tôi. Ông rất đau lòng vì anh em họ của ông và vợ ông đùa giỡn làm cho ông giận dữ. Bà tôi true chọc ông và làm cho ông tin rằng bà không trung thành với ông. Bởi vì sự tự tử của ông nên mẹ tôi cảm thấy mình bị từ bỏ. Bà bị các trẻ học chung và các nữ tu trong trường nhạo báng. Đó là một nỗi đau đớn sâu đậm cho mẹ tôi.

Đêm qua, tôi nghĩ đến câu chuyện này và tôi đã tha thứ cho ông ngoại tôi về việc ông tự tử, nhưng tôi cần tha thứ cho ông thay cho mẹ tôi. Tôi tha thứ cho ông nhân danh mẹ tôi khi bà còn là đứa bé. Tôi cũng tha thứ cho ông vì những điều đau đớn mà người ta nhạo báng mẹ tôi. Sau đó, tôi tha thứ cho bà ngoại tôi vì bà tạo ra cái chết của ông tôi. Tôi thấy mình giữ trong lòng sự giận dữ và hận thù khi nghĩ về bà ngoại. Tôi được giải thoát khỏi những tư tưởng tiêu cực. Cuối cùng thì tôi có thể cầu nguyện cho bà tôi với tình yêu.”

16. KHI NGƯỜI TA BỊ GIẾT MỘT CÁCH TÀN BẠO:

Nếu những ai bị giết chết vì bạo lực hay bị giết chết một cách tàn bạo thì họ cần được chữa lành sâu xa. Những sự bị đối xử tàn tệ của các thế hệ xưa thường là chứng cớ cho đời sống con người.  Tôi tham dự một nhóm cầu nguyện của những người da đen, và trong khi ca ngợi và cầu nguyện bằng tiếng lạ, mọi người đểu có thể nghe được những tiếng rên rỉ của những người nô lệ trong cánh đồng.

17. SỰ BỊ ĐỐI XỬ TÀN NHẪN TRUYỀN QUA CÁC THẾ HỆ:

Dường như những sự tàn nhẫn mà các thế hệ tổ tiên phải gánh chịu thường truyền xuống cho các thế hệ sau. Một lần, tôi đang cầu nguyện cho một cô gái người Mễ Tây Cơ thì tôi bắt đầu trải qua một cảm tưởng bị đối xử tàn bạo. Còn cô ta bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh trong tâm trí cô về một cuộc hãm hiếp và ám sát, và lòng cảm thấy đau đớn vô cùng. Chúng tôi biết rằng đây là một cuộc “làm sống lại” những gì mà tổ tiên cô phải gánh chịu.

Khi tôi cầu nguyện cho một người khác thì tôi cảm thấy có một linh hồn bị bịnh tự làm khổ chính mình. Chúa Thánh Thần lúc ấy biểu lộ một cảnh tượng tự làm khổ mình và những cảnh tượng bị đối xử tàn bạo của tổ tiên người mà tôi đang cầu nguyện cho. Tôi xin Chúa Giêsu ban ánh sáng, bình an và tha thứ cho biến cố ấy, và xin Ngài cắt đứt những giây liên hệ giữa cá nhân người ấy và những gì tàn bạo liên quan đến tổ tiên của anh ta. Khi các giây liên hệ tiêu cực được cắt đứt, sự chữa lành có thể chảy vào người mà tôi đang cầu nguyện cho.

18. CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ:

Một lần nữa, chẩn đoán và trị liệu là khuôn mẫu cho sữ chữa lành. Chúa Thánh Thần tỏ lộ những lãnh vực cần được chữa lành. Trong khi cầu nguyện và hình dung, chúng ta “đưa” các tổ tiên vào sự hiện diện của Chúa Giêsu. Trong Danh Thánh Chúa Giêsu, chúng ta tách lìa người sống khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của người chết. Sau khi chặt đứt sự liên hệ tiêu cực thi sự chữa lành bắt đầu đến.

19. SỰ ĐAU ĐỚN NƠI CỔ TÔI:

Một câu chuyện liên quan đến cái chết đau đớn của tổ tiên:

Có một phụ nữ trong khóa học của tôi chia sẻ lý do tại sao bà phải dùng một vòng đeo cổ để giữ cổ bà khỏi đau. Một tế bào thần kinh ở cổ làm cho bà đau nhiều. Bà bị tê ở hai ngón tay cũng là do thần kinh ở cổ gây nên. Trong khóa học, bà xin cả nhóm cầu nguyện cho tổ tiên của bà.

Khi cả nhóm cùng cầu nguyện thì họ thấy thị kiến một người thanh niên trẻ vào khoảng 5 thế hệ trước. Anh ta bị bắt và bị giết chết, có thể bị chặt đầu hay treo cổ. Khi nhóm đang thấy thị kiến ấy thì cổ của bà trở nên đau đớn nhiều hơn. Cả nhóm tiếp tục cầu nguyện cho tổ tiên của bà. Sau đó, khi tham dự Thánh lễ thì bà cảm thấy sự hiện diện của tổ tiên vì bà xin Thiên Chúa cho tổ tiên của bà đển dự Thánh lễ. Vào buổi chiểu cùng ngày, một ngón tay hết bị tê. Một tuần lễ nữa, sau khi được cầu nguyện thêm thì ngón tay còn lại cũng hết tê. Một tuần lễ sau nữa, bà không cần đeo vòng cổ vì bà không còn đau nữa. Giờ đây, mỗi khi bà cảm thấy đau nơi cổ thì bà lại cầu nguyện cho tổ tiên trong gia tộc của bà. Hễ làm như thế thì cơn đau của bà sẽ biến mất.

20. CÔ ĐƠN ĐẾN TÊ CỨNG:

Một phụ nữ khác chia sẻ về việc chữa lành:

“Suốt đời, tôi có kinh nghiệm rằng khi nào tôi bị người ta khước từ thì một cảm tưởng cô đơn làm cho tôi tê cứng. Kinh nghiệm này kéo dài. Trong lúc cầu nguyện xin Chúa chữa lành gia tộc, tôi có thị kiến về một người thiếu nữ trẻ đã mất hết gia đình trong chiến tranh. Dường như đó là một cuộc chiến của người Mỹ da đỏ vì tôi là người Mỹ da đỏ Sioux. Người trẻ trong thị kiến phải đến ở với một gia đình khác. Cô ta luôn cô đơn vì không quên được gia đình riêng của mình. Cô không bao giờ chấp nhận gia đình mới của cô.

Rồi nhóm cầu nguyện cho tôi và cho người con gái ấy. Sau đó, trong Thánh lễ, tôi cảm nhận được sự hiện diện của cô gái. Tôi xin Chúa Giêsu đem cô gái ấy đến gần Ngài hơn.”

21. TÔI CHƯA BAO GIỜ KHÓC NHIỀU NHƯ VẬY.

Một phụ nữ khác chia sẻ như sau:

“Có một vị giảng thuyết ở một đại hội đã cầu nguyện cho những người có liên hệ ràng buộc với thế hệ tổ tiên của họ. Khi bà ấy nói về bịnh tâm thần, thì tôi được nghỉ ngơi trong Thần Khí. Suốt đời, tôi cảm thấy có một điều gì làm cho tâm trí tôi như bị xé ra. Đó là nỗi lo sợ bị điên khùng. Tôi nghĩ về ba tôi và hỏi Thiên Chúa lý do tại sao ba tôi không bao giờ nói rằng ba yêu thương tôi.

Thiên Chúa biểu lộ rằng ông nội tôi không bao giờ nói với ba tôi là ông yêu thương ba. Khi tôi hỏi tại sao thì Thiên Chúa chỉ dẫn cho tôi thấy là ông nội không bao giờ yêu thương ba tôi. Vì ba tôi được sinh ra từ sự ham muốn. Khi tôi tiếp tục hỏi Chúa thì Ngài cho tôi một thị kiến về nhiều thế hệ tổ tiên của tôi.

Trong thế hệ thứ năm, Chúa cho tôi thấy một cặp vợ chồng rất yêu thương nhau. Họ có hai con trai. Sau đó, một tai nạn xe cộ làm cho người con trai nhỏ bị chết. Khi người mẹ nhìn thấy con trai bị tai nạn chết thì bà trở nên điên cuồng. Còn người cha thì không ngó ngàng gì đến người con trai lớn còn sống sót.

Trong suốt một tuần sau khóa học, tôi bắt đầu hiểu tại sao mà tôi có thái độ đó. Tôi chưa bao giờ khóc nhiều như vậy trong đời sống tôi. Giờ đây, tôi hiểu ý nghĩa của sự gắn bó và mất mát. Tôi cảm tạ Chúa vì tôi đã được giải thoát.”

“…Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."(Mt 16:19)

22. CẦU NGUYỆN ĐỂ XIN ƠN THỊ KIẾN:

Những ai trong các bạn chưa nhận được thị kiến có thể tự hỏi bao giờ thì mình sẽ nhận được ơn thị kiến. Tôi muốn cầu nguyện cho bạn ngay bây giờ, để bạn có thể nhận được ơn thị kiến.

“Lạy Chúa Cha, chúng con đến trước Cha và xin Cha hãy ban cho chúng con ơn thị kiến. Xin Cha ban cho những ai mở tâm hồn trước Nhan Thánh Cha thì được Cha xức dầu, thánh hóa và ban cho ơn thị kiến. Chúng con cầu xin nhờ Danh Chúa Giêsu, Chúa chúng con. Amen.”

23. MỘT CẢNH BỊ ĐÁNH ĐẬP:

Một người khác kể chuyện:

“Các bạn hãy cầu nguyện và xin Thiên Chúa biểu lộ qua sự tưởng tượng của bạn về các nguyên nhân gây ra những gì tiêu cực thì Chúa sẽ ban cho bạn. Khi LM De Grandis cầu nguyện cho tôi thì ngài có thị kiến về một cái roi. Tôi không thể nhớ ra điều gì liên quan đến cái roi, nên chúng tôi không nghĩ đến chuyện ấy nữa.

Tôi lại không có ơn thị kiến thường xuyên. Trong suốt cuộc đời, tôi chỉ được một hay hai lần có ơn thị kiến mà thôi. Có nhiều vấn đề của tôi liên quan đến bịnh chán nản và nóng giận. Tôi có nghĩ rằng sở dĩ tôi thường nóng giận vì tôi nhìn thấy ba tôi chết đuối khi tôi chỉ mới có 7 tuổi.

Sau đó, ba tôi được mang đi, tôi cảm thấy mình giận Thiên Chúa. Khi ông nội tôi tự tử, tôi cảm thấy đời sống chỉ là một chuỗi dài những vấn đề khó khăn.

Khi tôi xin Thiên Chúa ban cho tôi biết lý do tại sao tôi lại nóng giận, thì tôi nhận được một thị kiến đi ngược lại về thập niên 1880. Tôi có thể thấy một dinh thự trên ngọn đồi. Chung quanh ngôi nhà có những khu vực dành cho người nô lệ. 

Trong thị kiến thì đó là vào ban đêm rực sáng lửa trại, có những người nô lệ da đen, trong ấy có những phụ nữ cột khăn tay trên đầu họ. Tôi có cảm tưởng dường như mình tưởng tượng mọi sự. Rồi tôi thấy một cô gái chừng 18 tuổi đang bị trói vào cái cột và bị đánh bằng roi. Tôi thấy ở trong nhà có một người phụ nữ rất độc ác. Bà ta đang đứng nhìn người ta đánh cô gái nô lệ. Rồi thị kiến mờ dần.

Vài tuần sau đó, khi tôi đi ăn ở một tiệm ăn với mẹ tôi thì gặp một người bà con mà chúng tôi chưa quen. Trong bàn ăn, tôi biết được rằng ông ta đi tìm nguồn lịch sử của gia tộc. Ông bà cố và ông bà nội của tôi là chủ nhân một đồn điền lớn và có nhiều nô lệ. Trong gia tộc chúng tôi có những cuộc tình vụng trộm giữa các ông chủ và các người nô lệ nữ. Khi người bà con của tôi kể chuyện thì tôi biết rằng người thiếu nữ trong thị kiến đã bị đánh vì có cuộc tình lén lút với cậu chủ.

Người bà con của tôi nói rất nhiều điều để xác nhận thị kiến của tôi. Tôi học hỏi thêm rằng những sự đau đớn và giận dữ có thể truyền cho các thế hệ sau. Tôi nhận được sự chữa lành nội tâm từ các thị kiến ấy. Đời sống của tôi được phát triển tốt hơn.”

Khi chúng ta đối xử với người khác thiếu tình thương thì có những cảm nghiệm chưa được chữa lành trong lịch sử của gia tộc. Tôi tin rằng mọi người cần quan tâm đến mục vụ chữa lành trong lãnh vực này.

Những ai cảm thấy trong đời sống mình có những khó khăn thì có thể cầu nguyện như sau:

24. LỜI CẦU NGUYỆN XIN ƠN CHỮA LÀNH:

Nhân Danh Chúa Giêsu, và với quyền năng là người Ki-Tô hữu, ta cắt đứt khỏi thế hệ tổ tiên những gì có liên quan đến sự hận thù, cay đắng, từ khước, không tha thứ, dục vọng, ganh tỵ, mê ăn, biếng nhác, kiêu căng, những gì tiêu cực, những gì không thuộc về Thiên Đàng của Chúa. Con cầu xin Máu Thánh Chúa Giêsu đổ xuống trên con và gia đình con. Trong Danh Thánh Chúa Giêsu, con nguyện xin Chúa Thánh Thần cắt đứt, rửa sạch và thanh tẩy những tình cảm tiêu cực truyền xuống qua các thế hệ. Amen.”

25. KHÔNG AI YÊU THƯƠNG CÁCH TOÀN HẢO:

Chương này thật là khó cho một số bạn đọc. Những ai có cảm nghiệm về phá thai, đã có ý muốn phá thai, hoặc mong muốn có sự hư thai thì có thể cởi mở và tỏ bầy, hoặc những ai đã là nạn nhân của sự tàn ác, thì có thể cảm thấy sự đau đớn. Cũng có nhiều người trong chúng ta cảm nghiệm được tâm trạng mình trong những trang sách này, bằng cách nọ hay cách kia. Không ai yêu thương toàn hảo hay tha thứ trọn vẹn. Chúng ta đều đang ở trong tiến trình ấy.

Thiên Chúa là Đấng phục hồi mọi sự. Ngài hiện diện trong mục vụ chữa lành, nên ta luôn có niềm hy vọng, cho dù ta đang có bất cứ trường hợp hay tình trạng nào.

26. NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ:

1. Chúa là tình yêu.
2. Khi không được yêu, ta bị thương tích.
3. Khi chúng ta cho đi sự thiếu tình yêu, ta trở nên tàn tật.
4. Tất cả các thai nhi bị chết thì cần được đặt tên.
5. Đứa con được sinh ra sau khi mẹ nó bị hư thai hay mẹ nó phá thai thì thường mang theo mặc cảm phạm tội của người mẹ.
6. Những người mẹ phá thai thì cần được sự cầu nguyện giải thoát.
7. Sự tàn ác có thể truyền qua các thế hệ.
8. Thiên Chúa luôn đem lại sự chữa lành, nếu chúng ta mời Ngài đến chữa lành những vết thương của ta.

27. LỜI CẦU NGUYỆN:

Lạy Chúa Cha, bây giờ con đến trước Nhan Thánh Cha. Con sẵn sàng mở rộng linh hồn con cho Cha. Lạy Chúa Cha, xin hãy đến và biến đổi tất cả những gì không tình yêu trong cuộc sống con. Lạy Chúa Cha, xin Cha ban tình yêu của Cha trở lại trong huyết tộc của chúng con để tác động, chữa lành và làm cho mọi sự sung mãn. Chúng con cầu xin nhờ Danh Thánh Chúa Giêsu, Chúa chúng con. Amen.

(Còn tiếp)
LM Robert DeGrandis
Kim Hà dịch thuật
7/6/2011

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Mẫu Ảnh Ðức Mẹ Hay Làm Phép Lạ (miraculous Medal) (6/19/2011)
Cầu Nguyện Bằng Chuỗi Mân Côi, Đgm Bùi Tuần (6/18/2011)
Cn 1252: Mẹ Thương Nhân Loại Nên Hiện Ra Nhiều Nơi (6/18/2011)
Đức Mẹ Maria Thật Khủng Khiếp Đối Với Ma Quỷ (6/11/2011)
Ma Quỷ Sợ Chuỗi Mân Côi (6/10/2011)
Tin/Bài khác
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle Rước Kiệu Đức Mẹ (6/6/2011)
Đức Mẹ Đi Thăm Viếng, 31/05/2011 (5/30/2011)
Chân Phước Giáo Hoàng John Paul Ii Và Đức Maria Chống Lại Ma Quỷ (5/29/2011)
Đức Thánh Cha Tái Phó Thác Nước Italia Cho Đức Mẹ (5/28/2011)
Đức Maria Trong Bốn Thánh Sử (5/25/2011)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768