MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Hạt Châu Ngọc (128 Bis) (ngoại Lệ) --- Đức Mẹ Maria Là Mẹ Thật Của Chúng Ta.
Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 2-2013
HẠT CHÂU NGỌC (128 bis) (ngoại lệ)

 

ĐỨC MẸ MARIA LÀ MẸ THẬT

CỦA CHÚNG TA.

 

Ngày 1-1- hàng năm, Giáo Hội mừng kính Lễ Mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa, chúng ta đều tin như vậy vì Hội Thánh đã dạy: Vì Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu mà Chúa Giêsu là Thiên Chúa, vì thế Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Điều ấy không cần bàn luận nũa.

Nhưng vấn đề là :

Làm sao Người cũng là Mẹ của chúng ta nữa, Mẹ của tất cả loài người ?

Để giải đáp, Hội Thánh liền trích lời Tin Mừng Gioan : Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà." Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh." (Ga 19.26-27)

Nhưng cắt nghĩa lời ấy thế nào ?

Ta thường nghe người ta bảo : Đây là lời trối trăng của Chúa Giêsu vào những giây phút cuối cùng trên thập giá, khi Chúa nói : “Hỡi Bà, này là con Bà” là Chúa trối Đức Mẹ lại cho thánh Gioan. Nhưng nói như vậy có lẽ không đúng hẳn, vì nếu Đức Giêsu thực sự muốn trối Mẹ già lại cho một người môn đệ còn trẻ để săn sóc nuôi dưỡng thì theo tục lệ thời cổ, Chúa phải nói với người đó – là thánh Gioan – trước : “Này là mẹ anh” (Ta nhờ anh việc này : từ nay anh hãy coi bà như mẹ anh và săn sóc Người thay Ta), chứ chẳng khi nào lại làm chuyện ngược đời là đi nói với mẹ già nhận người còn trẻ đó làm con ! Thế mà, trong trường hợp này, Chúa lại nói với Mẹ trước “Hỡi Bà, này là con Bà”, thành ra đây không là việc trối trăng, hay ít ra không phải là việc chính. Việc chính là Chúa “ký thác các con cái cho Mẹ mình” chứ không phải là trối Mẹ già cho thánh Gioan nuôi dưỡng.

      Việc Chúa Giêsu ký thác này có một ý nghĩa trọng đại là : từ nay Đức Mẹ sẽ là Mẹ của toàn thể nhân loại mà thánh Gioan là người đại diện.

Chúng ta đào sâu thêm :

Đây là một lời phán truyền long trọng : “Hỡi Bà, này là con của Bà.” Cho nên từ “Bà” không phải là lời xưng hô với Mẹ có tính cách dửng dưng, hay vô lễ như chúng ta thường hiểu, mà là bởi vì “Đức Giêsu nói với Mẹ không theo tư cách của một người làm con bình thường, song theo tư cách Đấng Thiên Sai, thi hành đại sự mà Cha trên trời đã giao phó cho Người chu toàn.” (Trích Đọc Tin Mừng theo Yoan, Tập VIII, tr.197). Hồi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu, khi Mẹ lên tiếng kêu cầu cùng Chúa cho tiệc cưới ở Cana đang nửa chừng hết rượu : “Họ hết rượu rồi”, Chúa cũng đã xưng hô với Mẹ như thế : “Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà và Tôi ? Giờ của Tôi chưa đến.”(Ga 2.3-4). Và qua cách xưng hô kiểu cách đó, chúng ta thấy hai sự việc ấy có liên hệ với nhau. Như thế nào ?

Chúa Giêsu mang sứ mệnh cứu độ trọng đại từ Thiên Chúa Cha, nên làm gì Người cũng nhìn theo kế hoạch của Thiên Chúa. Với Mẹ Maria, Chúa cũng nhìn Mẹ theo viễn tượng Mẹ là Người Phụ Nữ được tuyển chọn làm Đấng Trung Gian cầu bầu trong tư cách là Mẹ.

Theo kế hoạch đó của Thiên Chúa thì Mẹ chỉ làm Đấng Trung Gian cầu bầu khi đến Giờ của Chúa, Giờ trọng đại của Người được tôn vinh làm Đức Chúa qua Tử nạn và Phục sinh. Lúc đó Chúa sẽ đặt Mẹ mình vào chức vụ đó qua câu :  “Hỡi Bà, này là con Bà”. Còn trước đó, Chúa sẽ nói với Mẹ là chưa đến Giờ ấy: “Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà và Tôi ? Giờ của Tôi chưa đến.”  

Chúng ta cứu xét cặn kẽ hơn hai sự kiện liên kết ấy :

Sự kiện 1- Tại Cana : Hồi Chúa mới bắt đầu sứ vụ, Đức Maria và Chúa cùng với mấy môn đệ dự đám cưới, thấy họ hết rượu, Mẹ đến xin Chúa Giêsu can thiệp, giúp đỡ. Nhưng Chúa Giêsu đáp :“Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà và tôi ? Giờ của tôi chưa đến.” (Ga 2,4). Ngay lập tức Chúa không nhìn sự can thiệp này của Mẹ trên bình diện phàm trần (Mẹ thương đám cưới sẽ bị chê cười, như người đời thường nói “ma chê, cưới trách”), mà đưa Mẹ lên bình diện cao siêu của kế hoạch cứu độ, ở đó Mẹ sẽ là Đấng Trung gian cầu bầu. Nhưng hiện thời thì Giờ trọng đại ấy chưa đến. Chúa như muốn nói rằng Giờ của Chúa còn chưa đến thời đến buổi, sao Mẹ đã vội thực hiện vai trò là Đấng Môi Giới cầu bầu cho nhân loại, khi Mẹ cầu bầu cho đám cưới nửa chừng thiếu rượu. Mẹ phải đợi.

Sau khi đưa tầm mắt Mẹ nhìn lên cao, Đức Giêsu nghe theo lời Mẹ làm phép lạ hóa nước thành rượu. Bây giờ chúng ta mới hiểu câu Chúa nói với Mẹ đó không là lời từ chối can thiệp theo lời Mẹ gợi ý.

Sự kiện 2- Dưới chân thập giá : Chúa Giêsu thấy Mẹ mình và người môn đồ Người yêu dấu đứng dưới chân thập giá, Người nói với Mẹ : “Hỡi Bà, này là con của Bà.” (Ga 19.26), Chúa muốn nói rằng : Thưa Mẹ, Giờ trọng đại đã đến, Con đặt Mẹ làm Mẹ của Hội Thánh, Mẹ của nhân loại, từ nay Mẹ sẽ thi hành chức vụ làm Môi giới, cầu bầu, cứu giúp cho các con của Mẹ.

Qua lời phán truyền đó, ngay dưới chân thập giá Chúa Giêsu đã thành lập một gia đình thiêng liêng. Đó là Hội Thánh Chúa Kitô : Maria là Mẹ, Chúa Giêsu là Anh cả, chúng ta là đoàn em. Và Thiên Chúa là Cha. Chính Chúa Giêsu sau phục sinh đã tuyên bố điều ấy với cô Maria Mađalêna: Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ : ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” (Ga 20.17)

Khi chúng ta nói như trên đây : Chúa Giêsu “đặt” Đức Mẹ làm Mẹ chúng ta ! thì là nói chưa đầy đủ, vì trong đoạn Ga 19,25-27, khi Chúa nói với Mẹ : “Hỡi Bà, này là con của Bà”  thì Người không chỉ trao cho Mẹ mình chức vụ làm Mẹ nhân loại, mà phải nói rằng : Người công bố ra công khai, hay đúng hơn Người mạc khải một mầu nhiệm, một thực tại nhiệm mầu đã tiềm ẩn sẵn từ trước rồi : tức là Mẹ đã là Mẹ nhân loại, Mẹ chúng ta, khi Mẹ nhận thụ thai và làm Mẹ Chúa Giêsu, bởi vì theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu là Đầu của Hội Thánh (là chúng ta, những người tin) và Hội Thánh là thân thể của Chúa Giêsu :

“Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh;

mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.” 

(Ep 1,22-23; Cl 1,18)

Khi cưu mang Chúa Giêsu Đầu, thì Đức Mẹ cũng đã cưu mang chúng ta là thân mình trong dạ Người ! Không có người mẹ nào chỉ cưu mang và sinh hạ cái đầu không có thân thể ! Khi Mẹ sinh hạ Chúa Giêsu là Anh cả, thì Mẹ cũng sinh ra trong ơn thánh tất cả chúng ta làm em của Người như Thánh Phaolô viết trong thư Rôma :

“Vì những ai Thiên Chúa đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc.”                                                              (Rm 8,29)

Như thế, sự thật tiềm ẩn được Chúa Giêsu mặc khải ra là : Mẹ đã là Mẹ thật của chúng ta ngay từ ngày truyền tin, lúc Mẹ vui lòng nhận thụ thai và làm Mẹ Chúa Giêsu.

Đến đây tôi có một câu hỏi anh chị em : Mẹ đẻ với Mẹ thật có khác nhau không ?

<mời họ trả lời …>

Khi nói đến “Mẹ thật” là ta muốn nói đến một người mẹ làm tròn nhiệm vụ, giữ đúng chức năng của một người mẹ. Trong thực tế, có nhiều người mẹ đẻ mà không là mẹ thật, vì không làm tròn chức năng của một người mẹ thật, ví dụ nhu khi ta thấy có bà thì lo tìm tự do và thoả thích cho riêng mình, lơ là không dạy dỗ con cái, có khi còn giận ghét chúng, tệ hơn nữa, có bà còn bỏ cả con mình mà đi với người đàn ông khác…Tóm lại : “mẹ đẻ ” chưa chắc là “mẹ thật”.

      Còn Đức Mẹ Maria thì tuy không là mẹ đẻ ra chúng ta, song lại là Mẹ thật của chúng ta. Về Đức Maria là Mẹ, thì những gì nói trên kia đã xác minh. Nhưng nếu chúng ta muốn nhấn mạnh đến tư cách Mẹ thật, thì chúng ta cũng lại phải dựa vào Thánh Kinh :

Từ “thật” theo Tin Mừng Gioan có nghĩa là đích thật như Chúa Giêsu đã tuyên bố trong Ga 15.1 : “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho…” hay Ga 6,55 : “…vì thịt tôi là của ăn thật, và máu tôi là của uống thật.” Khi tuyên bố như thế, Chúa Giêsu muốn nói rằng : Một thực phẩm đích thật là thực phẩm thực hiện đúng chức năng của nó là làm cho sống, còn thực phẩm nào ăn vào rồi mà vẫn cứ phải chết, thì chưa đúng chức năng của thực phẩm. Vậy Người có dạy về Phép thánh Thể : Thịt và Máu của Người có chức năng nuôi dưỡng thật sự, ai ăn thì có sự sống đời đời không bao giờ phải chết nữa, khác với Manna hay bất cứ thức ăn trần gian nào, chỉ là thức ăn tạm thời, ăn rồi sau đó người ta vẫn phải chết.

      Đức Khổng Tử cũng có một câu nói theo nghĩa đó : “Quân quân, thần thần, tử tử” nghĩa là người làm vua thì phải ăn ở sao cho tròn chức năng, nhiệm vụ làm vua, thần dân hay con cái cũng vậy.

      Những điều người ta kể về Mẹ Maria Mễ Du đã làm tôi cảm nhận được Mẹ Maria là Mẹ thật của tôi ! Tôi đã hết sức cảm động khi đọc những lời các thị nhân ở Mễ du thổ lộ. Chẳng hạn như đoạn người ta phỏng vấn cô Mirjana :

Hỏi : Thế hiện nay Đức Mẹ hiện ra với cô cách thế nào, Mirjana ?

Đáp : Tôi thấy Người ở cả 3 chiều, [1] y như tôi nhìn thấy một người bình thường đang ở với tôi. Mẹ thật gần gũi và thật thân tình hơn cả mẹ đẻ có thể đối xử với tôi.

H : Cách như thế nào hở Mirjana ?

Đ : Đức Mẹ biết rõ tôi và yêu thương tôi, con người tôi ra sao, Mẹ thương tôi như vậy. Mẹ luôn luôn mong muốn điều tốt nhất cho tôi, Mẹ đặt tin tưởng vào tôi, Mẹ thương mến tôi.

H : Cô có nói : Đức Mẹ là Mẹ “thật” chúng ta. Tại sao ?

Đ : Bởi vì Người là Mẹ sự sống vĩnh cửu của chúng ta. [2]   Chúng ta là các con cái mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Mẹ từ trên Thập Giá, Mẹ muốn mỗi người con cái Mẹ được về thiên đàng với Chúa Giêsu, với Thiên Chúa đời đời.

Các thị nhân còn kể thêm về Mẹ : “Một hôm Mẹ bảo ngày mai trời trở lạnh, các con nhớ mặc áo ấm kẻo bị cảm.” Nghe câu đó, tôi cảm động chảy nước mắt ra, vì cảm nhận được tình yêu thương, lo lắng, chăm sóc của Mẹ Maria đối với con cái ngay cả về phần xác.

Lần khác, còn được nghe kể rằng cô Ivanka là một thị nhân mồ côi mẹ, má cô đã mất hơn hai tháng trước khi Đức Mẹ hiện ra ở Mễ Du, cho nên không có ai dạy dỗ những điều cần thiết cho cuộc hôn nhân của cô, và thế là Đức Mẹ đã đến hướng dẫn, chỉ bảo cô trong những ngày cưới đó như một người Mẹ thật. Từ đó, ở Mễ Du Đức Mẹ được mệnh danh là “Mẹ của cô dâu”.

Sung sướng cho chúng ta biết bao, khi được biết Đức Mẹ cũng lo lắng, săn sóc cho chúng ta ngay cả những chuyện nhỏ nhặt phần xác nữa, chứ không chỉ là người Mẹ thiêng liêng chăm lo phần hồn như ta thường nghĩ về Mẹ.

Mẹ thật là Mẹ thật của chúng ta ! Trọn vẹn, chu đáo cả phần hồn lẫn phần xác.

Ai sống niềm tin tưởng ấy trong cầu nguyện và suy gẫm, sẽ được Chúa soi sáng để hiểu được Mẹ là Mẹ thật theo ý nghĩa sâu xa đến thế nào, và dần dần cảm nhận được tình Mẹ đối với mình tha thiết, thân mật, gần gũi biết bao, như đã có lần Mẹ thổ lộ :

“Nếu các con biết Mẹ yêu thương các con nhiều đến chừng nào, các con sẽ khóc lên vì vui sướng.”

(SĐ 21-6-1984)

 

***



[1]    Khi xem 1 bức tranh, hình ảnh ấy chỉ có 2 chiều : ngang và cao, không có chiều sâu, bề dầy.

[2]    Ý muốn nói : Ta có hai sự sống thế tạm và vĩnh cửu, sự sống vĩnh cửu mới là sự sống thật. Sự sống trần gian không là sống thật, vì sống rồi sẽ chết ; sống mà không bao giờ chết nữa mới là sự sống thật. Mẹ là Mẹ sự sống này. Tuy vậy, theo chứng từ của mấy em thị nhân, Đức Mẹ cũng chú trọng và săn sóc cả sự sống thế tạm của chúng ta nữa.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Lịch Sử Kinh Mân Côi (3/23/2013)
Ta Là Đức Bà Mỹ Quốc, Our Lady Of America (3/18/2013)
Lời Con Cái Nài Van, Xin Mẹ Đừng Chê Bỏ! (3/17/2013)
Thời Đã Điểm (2/27/2013)
Đức Maria Là Tình Yêu Và Niềm Hy Vọng Của Chúng Con! (2/25/2013)
Tin/Bài khác
Lễ Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thờ (2/2/2018)
Lịch Sử Kinh Mân Côi Và Lễ Đức Mẹ Mân Côi (10/7/2017)
Tiếng Vọng Tình Yêu Đặc Biệt Nói Về Thiên Thạch La Guerre (2/15/2013)
Tiếng-vọng Tình-yêu(32) (2/14/2013)
Cn 1778: Đôi Mắt Nhân Từ Của Đức Mẹ Fatima (2/14/2013)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768