MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: giáo dục trẻ em
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài 51: Giúp Các Con Trẻ Đối Phó Với Chuyện Ly Dị Của Cha - Mẹ Chúng
Thứ Tư, Ngày 26 tháng 7-2006
VietCatholic News (26-7-2006)

Ca dao tục ngữ Việt Nam ta có câu: “Chim có tông, có tổ - nước có suối, có nguồn.”

Ly Dị - Nổi Đớn Đau Cho Con Trẻ

Như quy luật ngàn đời, các con luôn lúc nào cũng phụ thuộc vào cha-mẹ mình khi còn ấu thơ. Cha-Mẹ chính là nguồn động lực, là sự ủi an, chăm sóc, là những người giúp các con trẻ nên người. Việc thiếu mất đi người cha hay người mẹ, bao giờ cũng là một nổi đau và mất mát rất lớn nơi các con. Đối với những người Công Giáo chính chắn và có suy nghĩ, ly dị chẳng phải là chuyện dễ làm đối với người trong cuộc. Luật Giáo Hội rất khắt khe trong chuyện này, trừ những trường hợp cá biệt nào đó.

Khi nói đến chuyện ly dị, người Công Giáo chúng ta thường có rất nhiều sự ngộ nhận hay hiểu không đúng về vị thế của Giáo Hội về chuyện ly dị và mối quan hệ của những người ly dị với Giáo Hội, lấy ví dụ như, đôi lúc chúng ta tin rằng, những người ly dị thì đã bị vạ tuyệt thông. Điều đó không đúng lắm.

Giáo Hội chống lại chuyện ly dị bởi vì nó làm tổn thương biết bao nhiêu người nam, người nữ và các con cái của họ. Thế nhưng, Giáo Hội không chống lại những nạn nhân của việc ly dị. Giáo Hội biết rằng đôi lúc nó trở nên một nghĩa vụ luân lý (moral duty) để chấm dứt một cuộc hôn nhân bệnh hoạn, lăng mạ, ngược đãi, vũ phu, hành hạ, thế nhưng chúng ta cố gắng làm mọi thứ có thể để cứu cuộc hôn nhân, miễn là còn có hy vọng. Chúng ta luôn cầu nguyện cho có sự hạnh phúc và bình yên trong tương lai bất cứ khi nào một cuộc ly dị trở nên là điều cần thiết.

Những suy luận hoang đường và không đúng đắn về chuyện ly dị vẫn còn đó, và sau đây là một số sự thật:

Những người Công Giáo nào đã ly dị mà vẫn chưa tái hôn thì không bị vạ tuyệt thông. Họ có thể là người đỡ đầu tại các cuộc Rửa Tội hay Thêm Sức, và khi chết đi, họ vẫn được phép chôn cất theo nghi thức Kitô Giáo trong Giáo Hội.

Hơn nữa, những người Công Giáo nào đã ly dị mà đã tái hôn khi vẫn chưa nhận được sự xá giải (hủy bỏ, bãi bỏ, annulment) thì vẫn không bị vạ tuyệt thông. Họ có thể tham dự Thánh Lễ, và các hoạt động của giáo xứ. Khi chết đi, họ vẫn được phép chôn cất theo nghi thức Kitô Giáo trong Giáo Hội.

Nhưng cho dẫu có là thế nào đi chăng nữa, một khi cha và mẹ đã quyết định chia tay nhau, thì đối với các con trẻ, nổi đau đó sẽ mất rất nhiều thời gian, để có thể được chữa lành. Những người trong cuộc phải có trách nhiệm trong việc giúp các con mình điều chỉnh cuộc sống gia đình sau khi mẹ-cha của chúng đã quyết định chia tay. Thách đố lớn nhất đối với người làm cha, làm mẹ sau khi đã ly dị nhau, chính là duy trì mối quan hệ mật thiết với các con của họ. Nếu cả hai biết cách duy trì và chăm bón một môi trường lành mạnh về mặt tình cảm bao nhiêu, thì các con của họ sẽ mau chóng biết thích ứng theo những cách sống lành mạnh bấy nhiêu.

Các con trẻ đau khổ về chuyện cha-mẹ của chúng ly dị theo một cách rất khác so với cha-mẹ của chúng. Vì lẽ trước tiên, đối với chúng, chẳng còn có một cứu cánh (finality) nào nữa. Cuộc hôn nhân, đối với cha-mẹ của chúng, có lẽ là chấm dứt, thế nhưng mối quan hệ giữa các con trẻ và người làm cha, làm mẹ vẫn còn tiếp tục. Thứ hai, vì các con vẫn còn đang trong giai đoạn trưởng thành, thì nổi đau về sự ly dị của cha-mẹ chúng sẽ ảnh hưởng đến phần nào đó trong tiến trình phát triển của các con trẻ. Khi nổi đau của người làm cha, làm mẹ, mới bắt đầu, quá độ, và chấm dứt, thì nổi đau của các con trẻ cũng vậy - cũng có sự khởi đầu, quá độ, và chấm dứt.

Để giúp các con trẻ đối phó với chuyện ly dị của cha-mẹ chúng, xin góp ý một vài mẹo nhỏ như sau:

(1) Cho Phép Các Con Trẻ Được Bày Tỏ Những Cảm Nghĩ Của Chúng (Allow Young People To Express Their Feelings)

Việc này nhằm giúp chúng nói ra, hơn là giữ kín và hành động theo những lối riêng của chúng. Đó cũng là cách cần thiết trong việc chữa lành nổi đau. Giúp các con trẻ bằng việc cho phép chúng bày tỏ những cảm nghĩ tiêu cực hay không hay mà chuyện ly dị của người làm cha, làm mẹ, đang gây ra cho chúng. Đừng bắt các con trẻ im lặng, hay chỉ trích và quở trách chúng. Khi chúng ta chối từ nổi đau của con cái chúng ta, thì có nghĩa là chúng ta muốn gởi cho chúng một thông điệp rằng những cảm nghĩ như vậy là sai, hoặc không tốt.

(2) Chỉ Cho Các Con Trẻ Biết Chịu Trách Nhiệm Về Những Cảm Nghĩ Của Chúng (Show Them How To Take Responsibility For Feelings)

Phần lớn các con trẻ bắt chước cung cách của cha-mẹ chúng. Nếu chúng thấy rằng, hoặc là cha/mẹ tìm cách bào chữa lấy mình, rồi quở trách hay đổ lỗi tất cả cho những người khác, hoặc từ bỏ việc thay đổi hay cải thiện cung cách sống của mình, thì chúng sẽ bắt chước cử chỉ hay hành vi này từ người cha/mẹ của chúng. Tương tự như thế, nếu chúng thấy hoặc cha/mẹ trút cơn giận của mình lên những người khác, thì chúng cũng sẽ bắt chước, tương tự như vậy. Là người cha, người mẹ, chúng ta hãy biết hướng dẫn và chỉ vẽ cho con cái của chúng ta biết chịu trách nhiệm về những cảm nghĩ tiêu cực của chúng. Hãy mong chúng đừng có những suy nghĩ tiêu cực, và nên có một thái độ lạc quan.

(3) Tôn Trọng Mối Quan Hệ Của Chúng Với Người Cha/Người Mẹ Sau Khi Hai Người Đã Ly Dị Nhau (Respect Your Children’s Relationship With Their Other Parent After Divorce)

Mặc dầu, hôn nhân giữa cha và mẹ của chúng đã chấm dứt, thế nhưng các con trẻ vẫn còn có mối quan hệ với cả cha lẫn mẹ của chúng. Thậm chí ngay cả khi bạn tin rằng có thể người chồng/vợ của mình sẽ để cho con cái của mình thất vọng, thì cũng đừng có can thiệp vào mối quan hệ của chúng. Các con trẻ cần phải có cơ hội để học biết cách xử lý hay giao tiếp với những người có sự thiếu xót nào đó. Cảm nghiệm này sẽ giúp chúng biết cách đem ra thực hành việc tha thứ.

(4) Đừng Nói Xấu Về Chồng/Vợ Củ Của Mình (Do Not Speak Badly About Other Parent)

Khi bạn nói xấu về chồng/vợ củ của mình cho con cái, thì có nghĩa là bạn đã quá coi thường các con của bạn vì lẽ chúng sẽ cảm thấy rằng một phần xấu đó của cha/mẹ cũng thuộc và nằm trong chúng, vì chúng là kết quả của cả cha lẫn mẹ của chúng. Điều này có thể khiến cho chúng tự cảm thấy quá xấu hổ về bản thân của chúng và áp lực chúng cần phải theo khuynh hướng của cha hay của mẹ chúng. Chúng sẽ cảm thấy có tội khi muốn duy trì mối quan hệ với người cha/người mẹ của chúng. Việc nói xấu bằng môi miệng sẽ làm tổn thương trầm trọng tới mối quan hệ của các trẻ với người cha/người mẹ của chúng khi chúng cần hiểu hay tha thứ cho cha hay mẹ của chúng. Thậm chí nó còn kích thích trong chúng một sự hận thù, một sự giận dữ cao độ tiềm ẩn nào đó về người cha/mẹ của chúng hoặc thậm chí cả hai.

(5) Đừng Chia Sẽ Cho Các Con Trẻ Những Chi Tiết Không Cần Thiết (Do Not Give Unnecessary Details)

Các con trẻ rất cần đến sự giải thích, thích hợp với từng độ tuổi của chúng. Những thông tin không thích hợp, chẳng hạn như chuyện vợ/chồng ngoại tình, hay vợ/chồng vũ phu, vân vân, sẽ gây ra thêm nhiều gánh nặng cho các con trẻ, mà sức của chúng không thể nào gánh nổi. Việc hiểu biết quá nhiều chi tiết đến như vậy cũng có thể làm hủy hoại đi mối quan hệ giữa chúng với người cha/người mẹ của chúng, khi chúng rất cần đến một sự hòa giải, thông hiểu giữa cha và mẹ của chúng.

Thảo Luận Về Phản Ứng Của Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Hay Chuyện Ly Dị Của Gia Đình Khác (Discuss Other Family Members’ Reaction Or Another Family’s Divorce)

Các con trẻ thường tỏ bày nổi đau của chúng một cách gián tiếp bằng cách nói về nổi đau đó cho một người khác. Nếu điều đó xảy ra, thì bạn nên tìm cách hướng lại cuộc trò chuyện đó về chính các con trẻ của bạn, chẳng hạn như nói thế này: “Có vẽ như là con biết về việc Mark sẽ cảm thấy thế nào trong hoàn cảnh đó. Liệu con có cùng cảm nghĩ như vậy chăng?” Cùng nhau đọc hay xem một cuốn phim nói về chuyện ly dị để cùng khuyến khích nhau, biết tha thứ và biết chấp nhận.

(6) Nên Thường Xuyên Có Thời Gian Dành Cho Gia Đình (Schedule Regular Family Time)

Việc đổ vỡ hôn nhân có một ảnh hưởng râm rĩ, róc rách nào đó, thường có khuynh hướng đẩy mọi thành viên trong gia đình đi theo nhiều hướng tách xa nhau. Để nhấn mạnh rằng, gia đình vẫn còn là gia đình, thì hãy dành ra một ngày, giờ cụ thể nào đó mỗi tuần, để cùng tụ tập với nhau. Hãy dành thời gian cùng làm một điều gì đó mà tất cả đều thích thú.

(7) Đặt Các Con của Bạn Vào Những Nhóm Ủng Hộ / Hổ Trợ (Place Your Children In Support Groups)

Các con trẻ muốn đặt vào nhóm phù hợp với lứa tuổi của chúng. Nếu chúng cảm nhận rằng, sự ly thân hay ly dị của cha-mẹ chúng làm cho chúng khác hẳn so với các bạn bè của chúng, thì chúng có thể rút lui hay kiềm chế (repress) những cảm xúc hay suy nghĩ thật sự của chúng. Dành thời gian với những đứa trẻ khác đến từ các gia đình ly dị sẽ giúp chúng tìm thấy được một sự hổ trợ hay đở nâng nào đó. Thì những người bạn cùng cảnh ngộ này sẽ giúp cho chúng có được một nơi an toàn để tiết lộ những cảm xúc hay suy nghĩ thật sự của chúng.

(8) Tham Dự Thánh Lễ Và Các Hoạt Động Của Giáo Xứ Cùng Với Các Con Trẻ Của Bạn (Attend Mass and Church Events With Your Children)

Các con trẻ phải phụ thuộc vào sức mạnh và đường hướng của Thiên Chúa để giúp chúng chữa lành nổi đau của chúng một cách trọn vẹn. Việc tham dự vào các tập tục, cá truyền thống và các sinh hoạt tôn giáo, thì những cuộc quy tụ như vậy sẽ dưỡng nuôi tâm linh của chúng, và nhắc nhở cho chúng biết rằng Thiên Chúa luôn có mặt tại đó để giúp chúng.

(9) Đừng Có Quá Lơi Lõng Về Kỷ Luật Hay Cố Thắng Tình Cảm Của Các Con Bạn Bằng Những Món Quà (Do Not Become Lax With Discipline or Try To Win Over Your Children With Gifts)

Thật là dễ để cho sự xấu hổ, hối hận, tội lỗi hay sự sợ hãi mất các con vào tay người vợ/chồng củ của mình, để từ đó thôi thúc bạn trở nên quá dễ dãi hay thư thả trong việc kỷ luật hay bắt các con trẻ vào nề nếp, hay quá nuông chiều (over-indulge) các con trẻ của bạn bằng những món quà. Việc kỷ luật không những giúp các con trẻ học về tinh thần trách nhiệm, và đâu là cung cách hành xử đúng đắn, mà còn cam đoan (reassure) với chúng rằng bạn thật sự lo lắng đến cho chúng. Và tương tự như vậy, việc đó cũng sẽ tạo cho chúng có được cảm giác bình ổn, vốn là điều cực kỳ quan trọng.

(10) Cho Phép Các Con Trẻ Đau Buồn Theo Tầm Cách Riêng Của Chúng (Allow Children To Grieve At Their Own Rate)

Chúng ta không thể hối thúc các con trẻ trong tiến trình đau buồn (grieving process) của chúng. Chúng cần phải vượt qua tiến trình đó theo tầm mức riêng của chúng. Điều đó có thể chậm hơn là chúng ta tưởng, vì nổi đau của chúng được xen lẫn với tiến trình phát triển riêng trong bản thân của chúng. Nếu chúng từ chối nói về chuyện ly thân hay ly dị, thì hãy tôn trọng mong ước của chúng. Có lẽ, chúng đang tự bảo vệ chúng khỏi những xúc cảm trông có vẽ vượt qua sức chịu đựng của chúng. Hoặc cũng có thể, chúng đang kiếm tìm một cách nào đó để cho những cảm xúc này được bộc lộ ra, đồng thời cũng tìm cách bảo vệ chúng.

(11) Giữ Cho Các Con Trẻ Bận Rộn (Keep Your Kids Busy)

Khuyến khích các con trẻ tỏ bày sự giận dữ của chúng theo những cách nào đó không gây ra sự tổn thương. Thuyết phục chúng tập thể dục, làm thơ, viết văn, chơi một khí cụ nào đó, vẽ hình hay thực hiện các dự án nghệ thuật mà chúng thích.

(12) Những Gì Bạn Có Thể Nói Cho Các Con Trẻ Của Bạn …. (What You Can Say To Your Kids….)

Đừng làm ngột ngạt (stifle) hay chối từ nổi đau mang tính con trẻ của chúng bằng cách nói rằng: “Mẹ/Cha biết con cảm nghĩ/cảm nhận như thế nào,” hay “Con phải nên mạnh mẽ hơn chứ.”

Thay vào đó, khuyến khích các con trẻ bày tỏ những xúc cảm của chúng, và nói với chúng rằng: “Mẹ/Cha biết đây là một điều rất khó đối với con…,” “Mẹ/Cha hy vọng rằng mẹ/cha có thể cất đi nổi đau trong con,…” hay chỉ đơn giản nói rằng: “Mẹ/Cha có thể làm gì để giúp con…?”

Diễn dịch dựa trên tài liệu của Nhà Xuất Bản Liguori của Dòng Chúa Cứu Thế. Bài viết do tác giả Lynn Cassella, Chuyên Gia Về Hôn Nhân Tâm Lý, viết ra.

Lời Kết Tạm

Kính Thưa Quý Vị, qua hơn 50 loạt bài viết về chủ đề luân lý và giáo dục người trẻ, người viết xin tạm ngưng chủ đề này tại đây, và xin được gặp lại qua hơn 20 bài viết nữa trong một dịp khác. Rất cám ơn sự dõi theo chân tình của Quý Vị! Nguyện cho những góp nhặt trên trở nên một phần hữu hiệu nào đó trong việc giáo dục người trẻ trong thời đại ngày hôn nay, và góp phần làm nhẹ gánh đi bao nổi ưu tư và lo toan của Quý Vị trong việc giáo dục con cái! Người Viết.

Anthony Lê

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Giáo Dục Con Cái Trong Thời Đại Mới (2/24/2009)
Tin/Bài khác
Bài 50: Đức Giám Mục Úc Châu Đề Nghị Ra Ơn Gọi Mới Cho Các Bạn Gái (7/25/2006)
Bài 49: Thiên Chúa Hay Cô Gái: Cuộc Vật Lộn Về Ơn Gọi Trên Truyền Hình (7/25/2006)
Bài 48: Chống Lại Những Giá Trị Hư Ảo (7/23/2006)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768