MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
CN743: Đối Xử Tử Tế Với Người Già
Thứ Hai, Ngày 23 tháng 6-2008
Năm trước, tôi là một tài xế taxi. Một hôm, tôi nhận được điện thoại báo tin để tôi đến đón một hành khách vì họ cần đi trong đêm khuya. Lúc tôi đến địa chỉ ấy thì mới có 2:30 giờ sáng. Trước mặt căn nhà chỉ có một ngọn đèn leo lét sáng. Trong những trường hợp như thế thì các tài xế taxi thường là bấm còi xe, họ chờ đợi vài phút rồi đi ngay. Đâu có ai đủ kiên nhẫn để chờ đợi lâu được? Thời giờ là vàng bạc mà!

Riêng tôi, tôi đã thấy có nhiều khách hàng nghèo nàn, không có xe hơi riêng. Khi nào gặp chuyện cần thì họ mới đón xe taxi mà thôi. Với thói quen tốt, tôi thường đến gõ của nhà khách hàng để cho họ biết rằng tôi đã có mặt rồi. Hôm ấy, trong lòng tôi dấy lên một tư tưởng là có lẽ người khách này cần tôi giúp đỡ chăng? Vì thế tôi gõ cửa.

Giọng nói của bà cụ già vang lên:

-Xin vui lòng chờ đợi một chút!

Thế rồi bà cụ lê bước đến cánh cửa. Sau một hồi lâu, bà mới mở được cửa. Xuất hiện trước mắt tôi là một bà cụ già ốm yếu, tuổi chừng 80. Bà ăn mặc tươm tất. Bà đội một chiếc mũ, trông giống như các tài tử xi nê của thập niên 1940 vậy đó.

Bà có một túi xách. Căn phòng bà ở có vẻ hoang tàn, như không còn chút sinh khí nào. Tất cả đồ đạc trong nhà được phủ kín bằng các tấm màn. Nhà bà không có đồng hồ treo tường, không có vật dụng trang trí. Nơi góc phòng là một chiếc thùng giấy chất đầy hình ảnh và ly tách.

Bà cụ quay sang nói với tôi:

-Xin anh vui lòng mang hộ tôi cái túi này ra xe được không ạ?

Tôi gật đầu vui vẻ, rồi đem túi xách của bà ra xe. Sau đó, tôi trở lại dắt bà cụ đi. Bà khoác tay tôi và đi ra xe một cách chậm rãi. Vừa đi, bà vừa luôn miệng cảm ơn tôi đã tử tế giúp đỡ cho bà.

Tôi đáp:

-Xin bà yên tâm, tôi vẫn luôn đối xử tử tế với khách hàng của tôi như là đối xử với mẹ ruột của tôi vậy.

-Anh thật là người tốt bụng. Chúa chúc lành cho anh!

Vào trong xe rồi, bà cụ rút ra một tờ giấy có ghi địa chỉ của nơi đến, rồi bà hỏi tôi:

-Anh có thể đưa tôi đi qua khu phố xá được không anh?

-Đi đường ấy xa lắm bà ạ!

-Không sao đâu, tôi không gấp gáp gì, vì tôi phải vào viện dưỡng lão mà!

Nhìn vào kiếng chiếu hậu, tôi thấy đôi mắt bà cụ sáng rực rỡ. Bà nói tiếp:

-Anh ạ, tôi không còn một thân nhân nào sống sót cả. Bác sĩ bảo tôi không còn sống được lâu nữa.

Nghe bà nói đến đó thì trái tim tôi thắt lại. Tôi bèn tắt cái đồng hồ ghi giá tiền và hỏi bà cụ:

-Vậy bà muốn tôi đưa bà đi lối nào ạ?

Trong suốt hai tiếng đồng hồ, chúng tôi lái xe đi qua nhiều đường phố. Bà cụ say sưa chỉ cho tôi biết những nơi mà bà đã từng làm việc. Bà xin tôi hãy cho bà đi ngang qua khu vực mà vợ chồng bà đã từng sống khi vừa cưới nhau. Tới trước một tiệm bán đồ gỗ, bà cụ cho tôi biết rằng nơi đó đã từng là một phòng trà mà vợ chồng bà đã đến nhảy đầm hàng tuần.

Đôi lúc, bà xin tôi hãy dừng lại trước một căn phố hay một góc đường, rồi bà im lặng ngồi trong bóng tối để tưởng nhớ những kỷ niệm đẹp đẽ đã qua đi. Khi ánh bình minh ló dạng, bà bỗng nhiên bảo tôi:

-Tôi mệt rồi, thôi mình đi nhé!

Thế là tôi lái xe đến địa chỉ mà bà đã đưa cho tôi. Cả hai chúng tôi đều lặng thinh. Hình như bà cụ đang chìm trong nỗi niềm riêng tư hay hoài vọng về thời xuân xanh xưa cũ.

Viện dưỡng lão là một ngôi nhà nhỏ. Lúc chúng tôi đến thì có hai người chạy ra để giúp đỡ cho bà cụ đi vào. Thế rồi, bà ngồi vào một chiếc xe lăn. Bà mỉm cười, móc tiền ra khỏi ví và hỏi tôi:

-Anh à, tôi nợ anh bao nhiêu tiền vậy?

-Thưa bà, bà không nợ tôi điều gì cả.

-Nhưng anh cũng cần phải có tiền công để sống chứ?

-Tôi còn có nhiều khách hàng khác bà ạ!

Rồi như một phản ứng tự nhiên, tôi cúi xuống để ôm hôn bà cụ. Bà cũng ôm tôi thật chặt. Đôi mắt bà long lanh giọt lệ, bà vừa cười, vừa mếu máo nói:

-Cám ơn lòng tốt của anh. Anh đã ban tặng cho bà già này những giây phút vui vẻ. Xin Chúa trả công cho lòng nhân hậu của anh nhé!

Tư nhiên, tôi cảm thấy cay cay trong mắt, hình như tình thương đang ngự trị nơi chúng tôi. Tôi nắm chặt tay bà cụ, rồi hôn lên đôi tay gân guốc và già cỗi của bà. Rồi tôi nói lời từ biệt. Tôi trở lại chiếc xe taxi của mình trong ánh sáng yếu ớt của buổi rạng đông. Đàng sau tôi là một cánh cửa đóng lại. Tiếng cửa đóng mạnh như tiếng cửa đóng lại một cuộc đời về chiều.

Hôm ấy, tôi không còn muốn đón đưa một người khách nào cả. Tôi cứ lái xe đi thẫn thờ mà không định hướng. Trong đầu óc tôi là những tư tưởng vui buồn lẫn lộn. Suốt cả ngày hôm đó, tôi không muốn nói một lời nào nữa.

Trong lòng tôi dấy lên vài tư tưởng: Nếu hôm nay mà bà cụ gặp một người tài xế taxi thiếu kiên nhẫn và luôn giận dữ thì bà sẽ ra sao? Nếu hôm nay tôi chỉ bóp còi kêu bà ra xe mà không bước vào nhà để giúp thì bà sẽ như thế nào nhỉ?

Tôi cứ vẩn vơ suy nghĩ và nhìn lại đời sống mình. Từ đó, tôi chợt nhận ra rằng trong suốt cuộc đời, tôi chưa hề làm một điều gì quan trọng hơn việc tôi đã làm vào sáng hôm ấy.

Người ta thường hay suy nghĩ để làm sao có những giây phút tuyệt diệu trong đời sống. Tuy nhiên, giây phút tuyệt vời ấy thường đến một cách bất ngờ, mà không ai kịp chuẩn bị để đón nhận cả. Cái giây phút thần tiên ấy thường đến như những món quà mà người ta tưởng rằng quá nhỏ bé.

Con người thường không thể nhớ hết những điều mà người khác làm hay nói với họ, nhưng họ luôn nhớ đến những kỷ niệm mà người khác để lại, qua sự đối xử tử tế và nhân đạo.

Tôi luôn nhớ lời Chúa dạy trong Kinh Thánh:

“Hãy đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô.” (Êphêsô 4:32)

Kim Hà phóng tác,

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
CN810: Chúa Biến Đổi Tôi (6/23/2008)
CN809: Hãy Khuyến Khích Và Khen Ngợi (6/23/2008)
CN808: Bà Giáo Cứu Vớt Người Tù Trẻ (6/23/2008)
CN807: Tấm Lòng của Vị Thánh (6/23/2008)
CN806: Cầu Nguyện Là Gì? (6/23/2008)
Tin/Bài cùng ngày
CN917: Tình Cảm Gia Đình Thiêng Liêng (6/23/2008)
CN916: Đặc Sủng Tiếng Lạ (6/23/2008)
CN915: Chúa Chữa Lành Tâm Hồn Tan Vỡ (6/23/2008)
CN914: Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong (6/23/2008)
CN913: Dành Thì Giờ Quý Báu Cho Con (6/23/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768