MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Từ Bỏ
Thứ Sáu, Ngày 3 tháng 9-2010

TỪ BỎ

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói về việc từ bỏ của những người môn đệ. Nhìn bề ngoài, điều kiện theo Chúa không khó lắm.

Từ bỏ sẽ dễ, nếu con người biết những gì mình bỏ sẽ được trả lại một cách cụ thể.

Từ bỏ sẽ dễ, nếu con người thấy rõ những điều xấu và hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân.

Từ bỏ sẽ dễ, nếu con người biết được kết quả tốt mình có trong tương lai gần.

Thế nhưng, việc từ bỏ sẽ khó dần hơn khi Chúa Giêsu đòi hỏi chọn lựa cao thấp, trước sau : giữa Thiên Chúa và các mối liên hệ tình cảm vợ con, cha mẹ, anh em; đến các liên hệ về tài sản, ruộng vườn, nghề nghiệp, bạn bè.

Việc từ bỏ lại càng khó hơn khi đòi ta phải vác thập giá, từ bỏ hết những gì mình.

Nếu vậy, từ bỏ điều xấu của mình thì dễ, còn bỏ những điều tốt mới thực sự khó.

Khó, bởi vì phải từ bỏ ý riêng, dù tốt, để nghe và làm theo Thánh Ý Chúa.

Nói là tốt, thực ra, đó chỉ là cách biện minh cho hành vi và lối sống không hợp ý Chúa của mình, rồi bảo là tốt.

Từ bỏ những lời nói tốt

Đạo nào cũng tốt. Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Hay, ta đâu có giết người, cướp giựt tài sản của ai. Không đi xưng tội cũng được. Hoặc, gọi Thiên Chúa là Ala có sao, Chúa đâu có lệ thuộc bởi từ ngữ của con người. Những lời đại loại “tốt” ấy, có phải là một cách thức hay để hội nhập và xây dựng tương quan?

Thiên Chúa không muốn con người cào bằng Ngài với các thần linh khác. Không phải nói cho qua, nói để lấy lòng nhau, nhưng là nói để người khác thấy rõ mình đang có Chúa. Ngài phải là Chúa trên các Chúa, vua trên các vua. Ngài là Thiên Chúa độc nhất, ngoài Ngài ra không còn thần nào khác.

Từ bỏ những việc làm tốt

Hình ảnh vua Saun còn đó. Giavê ra lệnh phải đi “đánh Amalếch, giết tất cả những gì thuộc về nó: đàn ông đàn bà đến trẻ con, từ bò đến chiên dê, lạc đà, lừa” (1Sm 15,3)

Thế rồi “ông đã tha chết cho Agac, cho những con tốt nhất trong đàn chiên dê và bò. Các con mập, các chiên con và tất cả những gì tốt, họ không giết chúng. Còn những con xấu xí thì bị giết” (1Sm 15,9). Và Giavê phán: “Ta đã hối hận đặt Saun làm vua, vì nó đã bỏ không theo Ta và thi hành các mệnh lệnh của Ta”(1Sm 15,10).

Con người viện lẽ làm thế để có của lễ dâng cho Thiên Chúa. Nhưng Chúa có cần không?

Con người nhiều khi lắt léo với những lý do có vẻ hợp lý để thực hiện một toan tính trần tục, một mưu đồ bất chính, hay để che đậy mục đích tham lam của mình. Và, Saun xưa kia lại thể hiện nơi con người hôm nay. Ta làm như thế thì Thiên Chúa được gì, nếu không phải là làm hư chương trình của Ngài.

Điều cần thiết là con người đi theo đường Ngài đã chỉ vẽ. “Ngài thích ta vâng phục hơn lễ tế, lắng nghe hơn dâng mỡ cừu”(1Sm 15,22).

Từ bỏ những việc đạo đức tốt

Đọc kinh, cầu nguyện, chầu thánh thể, lần hạt mân côi, là những việc đạo đức tốt, ích lợi cho người tín hữu, nhờ vậy ta có thêm sức mạnh của ơn thánh mà thắng vượt tính hư nết xấu, những mời mọc, cám dỗ của ma quỷ.

Nhưng, chính những việc đạo đức lại trở thành mối lo ngại cho đời sống đạo. Con người dần cảm thấy như thế là được, là đủ khi làm những việc trên. Đáng sợ hơn là coi đó như một bảo đảm an toàn mà quên đi việc tham gia cử hành phụng vụ bí tích. Con người bị đóng khung phạm vi sống đạo trong một số việc đạo đức. Chưa nói đến chuyện vì những việc trên có thể làm cho ta kiêu căng, tự mãn, coi thường, khinh chê người khác.

Chúa không muốn ta làm việc đạo đức, mà muốn ta sống đạo đức.

Chúa không muốn ta giữ đạo, mà muốn ta sống đạo.

Chúa không muốn ta đưa nhiều người vào đạo, mà muốn ta đưa đạo vào lòng mọi người.

Ôi, đạo Chúa đâu chỉ giới hạn ở vài chuyện đạo đức. Đạo Chúa chi phối toàn bộ đời sống con người. Như mẹ yêu con, như cỏ cây yêu đất. Như ong yêu hoa, như cá yêu sông. Đời kitô hữu là sống mối dây tình thân với Thiên Chúa. Tình yêu này vừa ràng buộc, vừa tự hiến; vừa là sức mạnh, vừa là can đảm để sống trong Chúa, cho nhau. Tình yêu này là lửa sưởi ấm mọi cõi lòng băng giá, xoa dịu và hàn gắn những vết thương, băng bó những tâm hồn tan vỡ, nâng đỡ những người bất hạnh.

Từ bỏ cuộc sống tốt

Ta không còn mấy khó khăn để làm việc. Tiện nghi vật chất phục vụ con người rất nhiều.

Con người chủ động sắp xếp chương trình cho mình. Và cứ thế, giờ nào việc ấy.

Chương trình mỗi ngày một xít xao đến nỗi không còn chỗ cho các mối tương quan khác. Ta chủ động lên kế hoạch, nhưng lại thụ động thực hiện như một cái máy, đến độ không còn chỗ để chen vào những việc phục vụ, bác ái.

Thăm người khác ư ? Không có giờ. Đỡ đần người khác ư ? Không có giờ. Giúp đỡ người khác ư? Không có giờ. Động viên người khác ư? Không có giờ. Xây dựng tình nghĩa huynh đệ ư? Không có giờ. Chia sẻ nỗi bất hạnh của người khác ư ? Không có giờ. Cộng tác vào sinh hoạt chung ư? Không có giờ. Nói chung ta không có thời giờ để làm thêm bất cứ việc gì khác với thời khoá biểu cá nhân vốn đã ổn định.

Chúa Giêsu muốn ta ra khỏi cái vỏ bảo vệ an toàn ấy để đến với tha nhân, đồng cảm và thương xót họ như Ngài đã thương ta. Ngài muốn ta chia sẻ Ngài cho anh em mình trong đời thường vốn bất ổn, để họ có được sự ổn định vững chắc của Chúa.

Hãy biết tính toán và chọn lựa

Môn đệ theo Chúa thì không thể giống mình hay giống người khác được. Cuộc sống mình phải để cho Chúa Giêsu hướng dẫn. Ngài đi đến đâu, ta can đảm theo tới đó. Con đường của Ngài rất ổn định về nền tảng Phúc âm nhưng lại không ổn định về đường đi. Ngài luôn chuyển động, chuyển từ thành này sang thành khác, từ dân này đến dân khác để dẫn đưa con người tới một nền tảng vững chắc là Sự Thật và chân lý Vĩnh Hằng.

Con người không những biết tính mà còn tính toán rất giỏi, xét về mặt nhân loại. Chúa Giêsu không muốn ta có sự khôn khoan tầm thường ấy, mà muốn ta được chia sẻ sự khôn ngoan của chính Ngài.

Tính toán kỹ lưỡng, chọn lựa theo Chúa, can đảm đi theo và quyết chí từ bỏ tất cả những gì không phù hợp với ơn gọi kitô hữu. Đó là tinh thần mà Tin Mừng hôm nay đòi hỏi.

Không phải cứ đúng là được. Nhưng phải xem có hợp không.

Không phải cứ tốt là được. Nhưng phải xem có hợp không.

Không phải bất cứ việc gì đúng và tốt là ta được phép theo. Nhưng phải xem có phù hợp với ơn gọi kitô hữu, ơn gọi của người môn đệ hay không.

 

CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN C

(Lc 14, 25-33)

THANH THANH

http://niemvuimoi.org

 

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chữ Tình (9/5/2010)
Từ Bỏ (3) (9/4/2010)
Từ Bỏ (2) (9/4/2010)
Từ Bỏ (1) (9/4/2010)
Giáo Hội Cần Thiết Ra Sao Cho Những Ai Muốn Được Cứu Độ ? (9/4/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Trả Giá (9/3/2010)
Theo Thầy (9/3/2010)
Thập Giá Đời Thường. (9/3/2010)
Sửa Soạn Để Trở Thành Môn Đệ Trung Thành. (9/3/2010)
Thánh Giá (9/3/2010)
Tin/Bài khác
Một Đòi Hỏi Nhân Bản Sâu Đậm Nhất (9/2/2010)
Môn Đệ Đức Giêsu- Lm. Phạm Thanh Liêm. (9/2/2010)
Mời Gọi Từ Bỏ (9/2/2010)
Làm Môn Đệ Của Chúa – Đtgm Ngô Quang Kiệt. (9/2/2010)
Cuộc Xuất Hành Mới, (9/2/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768