MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: tin tức và sinh hoạt giáo hội hoàn vũ
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Mừng Chúc Giáng Sinh Giáo Triều Rôma
Thứ Năm, Ngày 22 tháng 12-2016


   

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

 

MỪNG CHÚC GIÁNG SINH GIÁO TRIỀU RÔMA

 

THỨ NĂM 22-12-2016 Ở SẢNH ĐƯỜNG CLEMENTINE

 

 

 

"Vì Giáo Triều Roma không phải là một bộ máy quan lại bất động mà việc canh tân đổi mới, trước hết và trên hết, là một dấu hiệu của sự sống, của một Giáo Hội tiến triển trong cuộc hành trình của mình, của một Giáo Hội đang sống động và vì lý do này cần phải luôn semper reformanda - canh tân đổi mới vì Giáo Hội sống động. Cần phải nói rõ ở đây rằng việc canh tân đổi mới tự nó không phải là cùng đích, mà là một tiến trình tăng trưởng, trên hết là một tiến trình hoán cải".


Anh Chị Em thân mến,

Tôi muốn bắt đầu cuộc gặp gỡ này của chúng ta bằng việc gửi những lời chúc tốt đẹp đến tất cả anh chị em, các vị bề trên và các viên chức, các vị đại diện giáo hoàng và nhân viên thuộc các Tòa Khâm Sứ khắp thế giới, tất cả những ai đang làm việc ở Giáo Triều Roma cùng gia đình của anh chị em. Xin gửi đến anh chị em những lời chúc tốt đẹp nhất cho một Giáng Sinh thánh thiện và bình an cũng như một Năm Mới 2017 hạnh phúc.

Thánh Âu-Quốc-Tinh (Augustino), khi chiêm ngắm dung nhan của Hài Nhi Giêsu, đã kêu lên rằng: "vĩ đại nơi thân thế Thiên Chúa, tí hon nơi thân thế nô lệ".Để diễn tả mầu nhiệm Nhập Thể, Thánh Macarius, một đan sĩ ở thế kỷ thứ tư và là môn đệ của Thánh Antôn Đan Viện Phụ, đã sử dụng động từ Hy Lạp "smikryno", tức là trở nên bé nhỏ, giảm thành một thứ tối thiểu trống rỗng. Ngài nói: "Xin hãy chăm chú lắng nghe: Vị Thiên Chúa vô cùng, bất khả chạm tới và tự hữu, theo lòng thiện hảo bao la và khôn tả của mình đã mặc lấy một thân thể, và tôi dám nói rằng vinh quang của Ngài đã bị vô cùng suy giảm".

Bởi thế Giáng Sinh là ngày lễ về lòng khiêm nhượng yêu thương của Thiên Chúa, của một vị Thiên Chúa đảo lộn những mong đợi hợp tình hợp lý của chúng ta, đảo lộn trật tự đã được thiết định, một trật tự của thành phần biện chứng và toán học. Nơi cái lộn ngược này là tất cả những gì phong phú về ý nghĩ riêng tư của Thiên Chúa, thứ suy nghĩ lật đổ các lối suy nghĩ nhân loại hạn hẹp của chúng ta (xem Isaia 55:8-9). Như Romano Guardini đã nói: "Thật là một thứ đảo lộn tất cả những giá trị quen thuộc của chúng ta - chẳng những các giá trị của loài người mà còn cả các thứ giá trị thân linh nữa! Thật vậy, vị Thiên Chúa này đảo lộn hết mọi sự chúng ta cho rằng chúng ta tự mình thiết dựng lên". Với Giáng Sinh, chúng ta được kêu gọi để thưa "vâng" bằng đức tin của chúng ta, không phải với vị Chủ Tể vũ trụ này, thậm chí với những ý nghĩ cao đẹp nhất, mà chính là với Vị Thiên Chúa là người yêu khiêm hạ này.

Chân Phước Phaolô VI, vào Giáng Sinh 1971, đã nói rằng: "Thiên Chúa có thể đã đến trong vinh quang rạng ngời, sáng láng và quyền năng, để gây sợ hãi, để làm cho chúng ta dụi mắt bàng hoàng kinh ngạc. Thế nhưng, trái lại, Ngài đã đến như là một trong những hữu thể bé mọn nhất, mỏng dòn nhất và yếu hèn nhất. Tại sao? Để không một ai cảm thấy hổ thẹn khi tiến đến với Ngài, để không còn ai cảm thấy sợ hãi, để tất cả mọi người đều cảm thấy gần gũi Ngài và đến gần Ngài, để không còn khoảng cách biệt nào giữa chúng ta và Ngài. Thiên Chúa cố gắng chìm xuống, ngụp lặn sâu thẳm trong chúng ta, để mỗi người chúng ta, mỗi người trong anh chị em, có thể nói năng thân mật với Ngài, tin tưởng Ngài, đến gần Ngài và nhận ra rằng Ngài nghĩ đến anh chị em và yêu thương anh chị em... Ngài yêu thương anh chị em! Hãy nghĩ xem điều này có nghĩa là gì! Nếu anh chị em hiểu được điều ấy, nếu anh chị em nhớ những gì tôi đang nói đây, anh chị em sẽ hiểu được tất cả những gì là Kitô giáo".

Thiên Chúa đã muốn được hạ sinh như một con trẻ tí hon vì Ngài muôn được yêu thương. Ở đây chúng ta thật sự thấy được cái lý lẽ của Giáng Sinh đảo lộn cái lý lẽ của thế gian ra sao, đảo lộn cái tâm thức về quyền năng và thế lực, cái ý nghĩ của những người biệt phái và của những ai chỉ thấy các sự vật theo chiều hướng nhân quả hay định quyết chủ nghĩa.

Trong ánh sáng êm dịu nhưng chói ngời của dung nhân thần linh Con Trẻ Kitô, tôi đã chọn làm đề tài cho cuộc gặp gỡ hằng năm này của chúng ta, đó là đề tài canh tân Giáo Triều Rôma. Tôi cảm thấy cần và thích đáng để chia sẻ với anh chị em cái khung của việc canh tân này, cho thấy những nguyên tắc hướng dẫn của nó, những bước tiến đã được thực hiện cho đến nay, thế nhưng, trên hết, cái lý lẽ bên trong của mỗi bước đi đã được thực hiện và những gì chưa xẩy ra.

Đến đây tôi tự nhiên nghĩ đến câu ngạn ngữ xưa diễn tả tiến trình Linh Thao theo phương pháp của Thánh I Nhã (Ignatio): deformata reformare, reformata conformare, conformata confirmare et confirmata transformare (biệt chú của người dịch, đây là 4 giai đoạn tu đức theo phương thánh Linh Thao của Thánh Ignatio: 1- deformata reformare: đổi mới những gì đã bị tội lỗi làm méo mó; 2- reformata conformar: thực hiện những gì được đổi mới ấy cho phù hợp với mô phạm thần linh là Chúa Giêsu; 3- conformata confirmare: kiên cường củng cố những gì phù hợp ấy; 4- confirmata transformare: biến đổi những quyết tâm đã được củng cố này bằng tình yêu).

Đối với Giáo Triều Roma thì chắc chắc chữ canh tân đổi mới được hiểu theo hai cách: Trước hết nó cần phải làm cho Giáo Triều Roma phù hợp / con-form"với Tin Mừng cần phải được hân hoan và can đảm loan báo cho tất cả mọi người, nhất là cho người nghèo, cho người hèn mọn nhất và cho người bị loại trừ". Làm cho Giáo Triều Roma phù hợp "với những dấu chỉ thời đại của chúng ta cũng như với tất cả mọi thành đạt về loài người của mình", nhờ đó có thể "đáp ứng tốt đẹp hơn những đòi hỏi của con người nam nữ mà chúng ta được kêu gọi để phục vụ". Đồng thời, điều này còn có nghĩa là làm cho Giáo Triều Roma phù hợp trọn vẹn hơn bao giờ hết với mục đích của mình, đó là hợp tác với thừa tác vụ của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô (cum ipso consociatam operam prosequuntur, như được đề cập đến trong văn kiện Motu Proprio Humanam Progressionem), và hỗ trợ Vị Giáo Chủ Roma trong việc hành sử quyền hành chuyên biệt, thông thường, trọn vẹn, tối hậu, trực tiếp và phổ quát của ngài.

Bởi thế mà việc canh tân đổi mới Giáo Triều Roma cần phải được hướng dẫn bởi giáo hội học và theo chiều hướng thiện ích và phục vụ in bonum et in servitium, như việc phục vụ của Vị Giám Mục Roma. Điều này được thể hiện hùng hồn nơi những lời của Thánh Giáo Hoàng Gregorio Cả, được trích dẫn ở trong chương 3 Hiến Chế Pastor Aeternus của Công Đồng Chung Vaticano Thứ Nhất: "Niềm vinh dự của tôi là niềm vinh dự của Giáo Hội hoàn vũ. Niềm vinh dự của tôi là sự củng cố vững vàng của anh em tôi. Tôi cảm thấy thực sự được vinh dự khi không một ai trong anh em tôi bị chối bỏ vinh dự thích đáng của họ".

Vì Giáo Triều Roma không phải là một bộ máy quan lại bất động mà việc canh tân đổi mới, trước hết và trên hết, là một dấu hiệu của sự sống, của một Giáo Hội tiến triển trong cuộc hành trình của mình, của một Giáo Hội đang sống động và vì lý do này cần phải luôn semper reformanda - canh tân đổi mới vì Giáo Hội sống động.

Cần phải nói rõ ở đây rằng việc canh tân đổi mới tự nó không phải là cùng đích, mà là một tiến trình tăng trưởng, trên hết là một tiến trình hoán cải.

Thế nên, đích nhắm của việc canh tân đổi mới không có tính cách hoa mỹ, một nỗ lực cải tiến những dáng vẻ của Giáo Triều Roma, hay có thể được hiểu là một thứ sửa mặt sửa mũi, bằng cách tô điểm và son phấn để làm đẹp thân thể già đời của mình, thậm chí cũng không phải là một thứ giải phẫu tạo hình (plastic surgery) để lấy đi các vết nhăn nheo của mình.

Anh chị em thân mến, đó không phải là những vết nhăn chúng ta cần phải quan tâm về chúng trong Giáo Hội mà là những nhược điểm thiếu sót!

Theo chiều hướng này thì chúng ta cần phải nhận thức rằng việc canh tân đổi mới sẽ được hiệu nghiệm chỉ khi nào nó được thực hiện bởi những con người nam nữ được canh tân đổi mới chứ không phải chỉ là những con người mới. Chúng ta không thể chỉ thỏa mãn với việc thay đổi về nhân sự, mà còn cần phấn khích việc canh tân đổi mới về tinh thần, về nhân bản và về chuyên môn nơi các phần tử của Giáo Triều Roma nữa. Việc canh tân đổi mới Giáo Triều Roma này không thể ở chỗ thay đổi về nhân sự - một điều chắc chắn đang xẩy ra và sẽ tiếp tục xẩy ra nhưng với việc hoán cải nơi con người. Việc huấn luyện trường kỳ cũng chưa đủ; cái mà chúng ta cũng cần và cần trên hết đó là việc trường kỳ hoán cải và thanh tẩy. Nếu không thay đổi về tâm thứcthì các nỗ lực cải tiến cụ thể sẽ chỉ là những gì vô bổ.

Đó là lý do tại sao, trong hai cuộc gặp gỡ Giáng Sinh vừa qua, tôi đã nói tới một số "các chứng bệnh", rút tỉa từ giáo huấn của các Giáo Phụ Sa Mạc (2014:Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ Chúc Giáng Sinh 2014 Giáo Triều Rôma), và dựa vào chữ "thương xót" đã sưu tập một bản liệt kê các nhân đức - catalogue of virtues cần cho những viên chức của giáo triều cũng như cho tất cả những ai muốn hiến thân cho Giào Hội hoặc phục vụ Giáo Hội được tốt đẹp hơn (2015: Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ Chúc Mừng Giáng Sinh 2015 Giáo Triều Rôma). Lý do bên trong của nó đó là, như trong trường hợp Giáo Hội nói chung, cũng cần phải semper reformanda - luôn canh tân đổi mới thế nào thì nơi trường hợp của Giáo Triều Roma cũng phải thực hiện một tiến trình hoán cải trường kỳ về bản thân và về cấu trúc như vậy.

Cần phải nói về chứng bệnh cùng việc chữa trị vì hết mọi cuộc mổ xẻ giải phẫu, nếu muốn thành công tốt đẹp đều phải được tiên dẫn bởi cuộc chẩn bệnh tỉ mỉ và phân tích kỹ lưỡng, cũng như cần phải được trợ giúp cùng theo dõi bằng những toa thuốc xác đáng.

Trong tiến trình này, thật là bình thường và lành mạnh trong việc gặp phải những khó khăn, mà trong trường hợp canh tân đổi mới có thể xẩy ra như là những kiểu cách chống cưỡng khác nhau. Có thể xẩy ra những trường hợp chống cưỡng một cách cởi mở - open resistance, thường xuất phát từ thiện chí và việc chân thành đối thoại, và có những trường hợp kín đáo chống cưỡng - hidden resistance, xuất phát từ những tâm can sợ hãi và cứng cỏi thích những thứ hùng biện rỗng tuyếch theo kiểu “spiritual window-dressing - trưng bày thiêng liêng” của những ai nói rằng họ sẵn sàng thay đổi nhưng vẫn cứ muốn mọi sự vẫn y nguyên như trước. Cũng có những trường hợp hiểm độc chống cưỡng - malicious resistance, xuất phát từ những tâm trí lầm lạc và ra tay khi bị ma quỉ xui giục (thường được khoác cái vỏ chiên hiền lành). Loại chống cưỡng cuối cùng này ẩn nấp đằng sau những lời lẽ tự biện minh và thường phải tố cáo; nó ẩn nấp nơi các thứ truyền thống, nơi các thứ dáng vẻ bề ngoài, nơi các thứ hình thức lễ nghi, nơi những gì là quen thuộc, hay cả ở nơi một ước muốn làm cho mọi sự thành tư riêng, không phân biệt được giữa tác hành (the act), tác nhân (the actor) và tác động (the action).

Thiếu phản ứng là dấu hiệu của chết chóc! Bởi thế, những trường hợp chống cưỡng tốt - và thậm chí những trường hợp chống cưỡng không tốt cho lắm - đều cần thiết và đáng được lắng nghe, đón nhận và việc bày tỏ của chúng cần được khuyến kkhích vì đó là dấu hiệu cho thấy thân thể còn đang sống động.

Tất cả đều muốn nói rằng việc canh tân đổi mời Giáo Triều Roma là một tiến trình tế nhị cần phải diễn tiến một cách trung thực đối với những gì thiết yếu, bằng việc liên lỉ nhận thức, bằng lòng can trường phúc âm cùng đức khôn ngoan của giáo hội, bằng việc cẩn thận lắng nghe, bằng việc kiên trì hoạt động, bằng việc tích cực thinh lặng và mạnh mẽ quyết định. Nó cần phải cầu nguyện thật nhiều, cầu nguyện thật nhiều, sâu xa khiêm nhượng, nhìn xa trông rộng, cần phải thực hiện những bước tiến cụ thể và - khi nào cần - cho dù bằng những bước lui lại - thực hiện một cách dứt khoát, một cách sinh động, cần phải hành sử quyền năng một cách hữu trách, bằng việc vâng lời vô điều kiện, thế nhưng, trên hết, bằng việc phó mình cho sự dẫn dắt an toàn của Thánh Linh và tin tưởng vào sự nâng đỡ cần thiết của Ngài. Chính vì lý do đó mà hãy cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện.


http://w2.vatican.va/content/ francesco/en/speeches/2016/ december/documents/papa- francesco_20161222_curia- romana.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý bằng mầu


(còn tiếp 2 đoạn chính yếu nữa)

Một số Nguyễn Tắc Hướng Dẫn Việc Canh Tân Đổi Mới

Những Bước Đã Thực Hiện

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sự Bắt Đạo Tại Triều Tiên (4/12/2017)
"mối Nguy Hiểm Là Ở Chỗ Vào Những Lúc Bị Khủng Hoảng Chúng Ta Tìm Kiếm Một Vị Cứu Tinh" (1/24/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Chúc Mừng Ông Donald Trump Nhậm Chức Tổng Thống Hoa Kỳ (1/24/2017)
Đtc Phanxicô Gửi Lời Chúc Mừng Tổng Thống Tân Nhiệm Donald Trump 20/1/2017 (1/22/2017)
Giáo Triều Roma Phải Luôn Canh Tân Đổi Mới: Thứ Năm 22-12-2016 Ở Sảnh Đường Clementine (12/30/2016)
Tin/Bài khác
 Lễ Tuyên Phong Chân Phước 17 Vị Thánh Tử Đạo Tại Đất Nước Lào (12/17/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Trả Lời Phỏng Vấn Cho Tờ Tuần San Công Giáo Bỉ Tertio (12/9/2016)
xin Hãy Coi Video Này Để Được Lãnh Ơn Toàn Xá ... Cùng Phép Lành Của Đtc. (11/28/2016)
"năm Thánh Ngoại Lệ Này Sẽ Là Một Năm Chúng Ta Gia Tăng Hơn Nữa Niềm Xác Tín Về Tình Thương Của Thiên Chúa". (10/15/2016)
8 Máy Khử Rung Tim Được Lắp Đặt Trong Bảo Tàng Vatican (10/13/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768