MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bối Cảnh Lịch Sử Của Biến Cố Fatima: Sự Bùng Nổ Của Phong Trào Cộng Sản Vô Thần
Thứ Tư, Ngày 14 tháng 1-2009

Bối cảnh lịch sử của biến cố Fatima: Sự bùng nổ của phong trào cộng sản vô thần

§ Lm Nguyễn Hữu Thy

Nếu quả thực Ernst Hello đã có lý khi ông đã có lần viết là sự sợ hãi là con đẻ của tội lỗi, thì chúng ta sẽ hiểu rõ được tại sao bộ mặt của thời đại chúng ta ngày nay đang biểu lộ một sự sự hãi mà không sao diễn tả hết bằng lời được, thì bấy giờ chúng ta mới ý thức được rằng điều kiện để có thể vượt lên trên được sự sợ hãi đó chính là phải nhìn nhận tội lỗi của mình, tương tự như Ét-ra trong khi dâng Của Lễ Chiều Hôm lên bàn thờ Thiên Chúa, đã công khai xưng thú tội bất trung của dân tộc ông: "Lạy Chúa, con thật xấu hộ thẹn thùng khi ngẩng mặt lên Ngài. Lạy Chúa, vì tội chúng con quá nhiều, đến nỗi ngập đầu ngập cổ, tội lỗi chúng con cứ chồng chất lên mãi tới trời. Từ thời tổ tiên chúng con cho tới ngày nay, vì chúng con đã mắc tội nặng nề và phạm tội, …nên chúng con đã bị nộp cho gươm giáo, phải đi đày, bị cướp bóc và bẽ mặt xấu hổ như ngày nay" (Er 9,6-7).

Đi vào cụ thể, tội lỗi của lục địa Âu Châu, "một nơi ánh sáng văn minh Kitô giáo từng đã chiếu tỏa trong bao thế ký qua "(1), chính là đã loại bỏ căn tính Kitô giáo của mình để hoàn toàn chạy theo vật chất, tôn thờ vật chất và tìm cách tục hóa mọi lãnh vực trong các sinh hoạt xã hội của mình. Trong Thông điệp đầu tay của ngài gởi toàn thế giới khi vừa lên ngôi Giáo Hoàng, ĐTC Piô XII đã so sánh bóng đêm tội lỗi đang bao trùm lấy nhân loại với sự tối tăm đã phủ xuống trên khắp nơi khi Đức Giêsu tắt thở trong đau thương trên Thánh giá (x. Mt 27,45). Trong bức Thông điệp đó, Đức Piô II cũng cho thấy rằng thế giới Kitô giáo thời trung cổ đã nhận ra được "những bất hòa, những xáo trộn và các cuộc chiến tranh", nhất là đã nhìn hận được rằng những tiêu cực đó là hậu quả của tội lỗi. Trong khi đó thời đại tân tiến lệch lạc, vật chất và vô thần ngày nay thì ngược lại, đã tự cho mình – từ lãnh vực cá nhân cho đến lãnh vực xã hội – đều lành mạnh, ổn định và hợp lý.

Do đó, cái thảm họa vô cùng nguy hại của kỷ nguyên chúng ta ngày nay, trước hết không do ở chỗ nó đã phạm bao tội lỗi và còn tái phạm nữa, nhưng là do ở chỗ nó đã không nhận ra được tội lỗi của mình và không biết ăn năn hối cải. Như thế, kỷ nguyên ngày nay của chúng ta đã phạm một tội vô cùng nặng nề đến nỗi không thể tha thứ được, đó chính là tội đã xúc phạm đến Chúa Thánh Thần (x. Mt 12,31). Và cũng vì vậy, thế kỷ XX đã trở thành kỷ nguyên của phong trào cộng sản vô thần mà các hậu quả tai hại còn kéo dài đến ngày nay.

1. Bản tuyên ngôn của phong trào cộng sản

Bản tuyên ngôn của phong trào cộng sản được công bố vào tháng 02 năm 1848 tại Luân Đôn/Anh Quốc, đã một thời là khởi đầu của niềm hy vọng tràn trề cho một cuộc cách mạng trên khắp thế giới trong tương lai, là bản kinh tin kính đầy hứa hẹn cho giai cấp vô sản, cho những người vô gia cư, bần cùng đói khổ. Người ta có thể nói được rằng đó là một bản Tin Mừng vẹn toàn, bất khả ngộ, cho công cuộc cách mạng đổi mới xã hội nhân loại với một niềm xác tín mới: Con người chiếm giữ quyền lực tuyệt đối, ngoài con người ra không còn gì nữa! Đúng như Ludwig Feuerbach (1804-1872), triết gia vô thần người Đức đã khẳng định: " Homo homini Deus est" - con người là Thiên Chúa của con người!

Nhưng người ta cũng phải xác nhận rằng bản tuyên ngôn cộng sản này không phải là một bản văn chứa đựng tính cách khoa học cũng không phải là một sự biểu lộ quan điểm cá nhân của tác giả. Trước hết, bản tuyên ngôn là một bản cáo trạng, mãnh liệt lên án chống lại sự áp chế của một trật tự xã hội theo hệ thống chủ nghĩa cá nhân tự do, đã thẳng tay bóc lột tầng lớp nghèo và tạo điều kiện cho tầng lớp giàu càng giàu thêm.

"Hỡi tầng lớp công nhân thợ thuyền trên khắp thế giới, hãy đoàn kết lại! Hãy làm cho thế giới phải rùng mình khiếp sợ trước cuộc cách mạng cộng sản!" Đó là một trong những lời hô hào ở Luân Đôn xưa kia, được gởi tới tầng lớp công nhân ở Âu Châu và trên khắp thế giới, là phải đứng lên đạp đổ chế độ phong kiến và bẻ gãy ách nô lệ. Đó cũng chính là dấu hiệu manh nha cho công cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu trong tương lai, một cuộc đấu tranh đã từng để lại những hậu quả vô cùng tang thương, bi thảm và vô nhân đạo tại một số lớn các nước trên thế giới, nhất là tại Nga Sô, tại Đông Âu, tại Trung Cộng hay tại các nước cộng sản khác. Chính do tinh thần đấu tranh giai cấp quá khích, người ta đã không ngần ngại biện minh cho bao cuộc nội chiến quốc-cộng (quốc gia và cộng sản) thảm khốc tại một số lớn các nước, khiến cho bao gia đình: con cái mất cha, vợ mất chồng, cha mẹ mất con trai. Những sự cố đó là một sự khởi đầu long trọng của kỷ nguyên phong trào cộng sản.

Dĩ nhiên, người ta sẽ thiếu khách quan khi tìm cách cho rằng phong trào chống đối lại sự đàn áp vá bóc lột bất công do những người cộng sản khởi xướng là hoàn toàn xấu và tiêu cực. Chính Đức Giáo Hoàng Piô XI trong Thông điệp gởi thế giới để chống lại phong trào cộng sản vô thần, cũng đã nhận định rằng người ta không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến chủ thuyết cộng sản đã mạnh mẽ lan rộng ra khắp nơi, bởi vì với một lý tưởng sai lầm về sự công bằng và quyền bình đẵng, phong trào cộng sản đã thực sự chống lại những bất công trong xã hội và nhất lả đã hứa hẹn là sẽ xóa bỏ những bất công đó cũng như cải thiện cuộc sống của giai cấp công nhân(2).

Đức Giám Mục Fulton Sheen đã thẳng thắn nhìn nhận rằng mặc dù là một ý thức hệ vô thần, nguồn gốc của chủ thuyết cộng sản đã xuất hiện như một sự hiện thực cách mạng trong một thế giới Tây phương tội lỗi. Ngài viết: "Thế giới Tây phương chịu trách nhiệm về sự xuất hiện của triết lý chủ thuyết cộng sản và về cuộc cách mạng cộng sản. Trong toàn thể nền triết học cộng sản không hề tìm thấy một ý tưởng nào có tính cách Nga Sô cả. Xét từ bản chất của nó, nền triết học đó hoàn toàn mang tính cách trưởng giả tây phương, duy vật và tư bản."(3). Đúng vậy, chính thế giới Tây phương chắc chắn phải chịu trách nhiệm về tình trạng tồi tệ thảm hại của giai cấp công nhân cách đây hơn hai thế kỷ. Nikolai Berdjajew (1874-1948), triết gia người Nga về tôn giáo và lịch sử, đã có lý khi ông đánh giá chủ thuyết cộng sản là một sự biến dịch cụ thể của những sứ mệnh bất thành nơi Kitô giáo, ông viết: "Khi chê trách những người cộng sản là vô thần và đàn áp chống đối tôn giáo, các Kitô hữu không thể bắt những người cộng sản phải gánh chịu trách nhiệm một mình về làn sóng vô thần đó được. Khi phải ra đứng trước toà án tối cao, các Kitô hữu chắc chắn sẽ không thể là quan toà hay kẻ tố cáo được, nhưng là xuất hiện như những tội nhân đầy thống hối"(4).

Khuynh hướng tục hóa càng ngày càng bành trước của não trạng Âu Châu, vốn đã bắt nguồn từ thời phục hưng và thực sự đã đạt tới tột đỉnh của nó vào đầu thế kỷ 19 và rồi qua triết học và qua toàn bộ văn chương trong hàng chục thập niên qua đã được coi như một cách bày tỏ tư tưởng và thái độ sống một cách duy nhất bất khả kháng. Qua sự chối bỏ Thiên Chúa, con người vào thế kỷ 18 đã tuyên bố loại trừ tất cả mọi tính chất luân lý đạo đực do tôn giáo truyền bá. Sự phân biệt giữa tốt và xấu theo quan niệm cổ truyền bị bãi bỏ, nếu không nói là hoàn toàn bị phủ nhận. Tốt là điều làm lợi cho con người, còn xấu là điều làm hại con người. Giai cấp chiếm hữu mới phủ nhận một cách vô ý thức trách nhiệm bó buộc của luật luân lý Kitô giáo trong tất cả mọi lãnh vực của đời sống thương mại và đời sống kinh tế. Giai cấp chiếm hữu còn chối bỏ mọi can thiệp của Nhà Nước vào trong các nghiệp vụ buôn bán của họ, vì họ đã quan niệm lầm lẫn về quyền tự do cá nhân của mình.

Vâng, người ta còn biện minh cho cả những cách thức thu tích của cải trần thế một cách bất công trên sự thiệt thòi của đồng loại với những ngụy biện dã dối cho rằng sự giàu có thịnh vượng là dấu chỉ hữu hình sự kén chọn đặc biệt của Thiên Chúa, còn sự đói nghèo rõ ràng là sự mất hết mọi ơn nghĩa cùng Thiên Chúa(5). Như thế, Phúc Âm Đức Giêsu Kitô hoàn toàn mất hết giá trị và không còn đất đứng nữa, và phải nhường chỗ cho chủ nghĩa vật chất thô thiển. Cả đến lời chúc phúc cho tinh thần nghèo khó trong Phúc Âm cũng bị gạch bỏ và được thay thế vào đó là sự thần thánh hóa việc chiếm giữ của cải vật chất đời này. Như vậy, qua đó các giá trị luân lý Kitô giáo bị phá bỏ. Điều đó cho thấy rằng bây giờ - xét một cách tổng quát - sự tiến bộ mang tính cách đa dạng và bất ngờ trong lãnh vực kỹ thuật rất có thể là một rào cản cho sự thăng tiến của con người trong lãnh vực luân lý vả đạo giáo.

Đàng khác, một số lớn quần chúng nhân dân cũng đã tỏ ra xa lạ với Giáo Hội. Bởi vậy, họ đã dễ dàng bị cuốn hút bởi những lý thuyết và chủ trương sai lầm đó và họ đã thích thú đón nhận chúng như một học thuyết mới mẻ. Về điểm này, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã viết: "Có lẽ nhiều người đã không ý thức được khi lìa bỏ giáo huấn của Đức Kitô là sẽ bị thu hút và bị lôi cuốn bởi những hình ảnh dã dối mới mẻ khác trong những cách thức trình bày hấp dẫn. Những cách thức trình bày đó đã coi sự lìa bỏ giáo huấn của Đức Kitô như một sự giải phóng khỏi vòng nô lệ từng giam cầm con người từ trước tới nay. Nếu thế, hoặc họ đã không nhìn thấy trước được những hậu quả đau đớn khi người ta tìm cách thực hiện một sự thay đổi thật đáng buồn giữa sự thật có khả năng giải phóng con người, với sự sai lạc chỉ chực nô lệ hóa con người; hoặc họ đã không nghĩ rằng ai chối từ luật lệ vô cùng khôn ngoan và đầy tình phụ tử của Thiên Chúa cũng như chối từ giáo huấn luôn có tác dụng hợp nhất và nâng cao con người của tình yêu Đức Kitô, thì sẽ vô tình bị rơi vào ách độc đoàn của một sự khôn ngoan nghèo nàn giới hạn và hay thay đổi của phàm nhân. Một đàng người ta nói đến sự tiến bộ, nhưng đàng khác người ta lại làm điều thụt lùi; từ tình trạng phát triển, người ta lại hạ thấp xuống; từ sự tiến lên cho tới tột đỉnh cao, người ta lại trở thành nô lệ. Người ta đã không chịu nhận ra rằng tất cả mọi nỗ lực vất vả của con người trong việc tìm cách thay thế luật lệ Đức Kitô bằng luật lệ phàm nhân, sẽ hoàn toàn vô ích "(7).

Và người ta đã không chờ đợi lâu những hậu quả tai hại cụ thể của sự thoái hóa đó. Qua sự đàn áp vẫn được tiếp tục kéo dài trong một chế độ tư bản kiểu mới với chiếc "mặt nạ dân chủ", các tầng lớp công nhân vẫn nghèo, vẫn phải tiếp tục sống trong sự khốn cùng và vẫn mang nặng trên mình nỗi lo lắng cho miếng cơm manh áo của cuộc sống hằng ngày. Như vậy, ngày nay bên cạnh giai cấp trưởng giả vô thần lại xuất hiện thêm giai cấp vô sản vô thần nữa. Và qua đó sân khấu cho thảm họa của cuộc cách mạng thế giới đã được dàn dựng. Nếu Đức Giáo Hoàng Piô XI đã có lần gọi tình trạng đó là "Xì-căn-đan của thế kỷ", thì nay đã trở thành thực tại cụ thể. Nhiều người công nhân là tầng lớp đã quay lưng lại với Giáo Hội, đã bỏ đạo. Họ đã xa lìa tôn giáo chân chính của Đức Giêsu Kitô đã từ Trời Cao mang đến và cúi đầu chạy theo một thứ tôn giáo hão huyền của Các-Mác và Ăng-gen. Những người công nhân bồng bột đó gia nhập phong trào cộng sản vốn thù nghịch chống đối Tôn Giáo, mà biểu tượng không phải là tượng Thánh Giá, nhưng là liềm búa.

Bản tuyên ngôn cộng sản năm 1948 không những đã kích động được con tim của tầng lớp công nhân, nhưng còn cống hiến cho họ một chương trình hành động cụ thể, dễ hiểu và khả thi. Những người công nhân vốn từng bị khinh bỉ và bị xúc phạm một cách vô cùng đau đớn, bổng nhiên giờ đây lại tìm gặp được ý nghĩa sâu xa cho cuộc sống bất hạnh của mình. Họ nhìn thấy được lý tưởng của đời mình không phải được khắc sâu trên các ngôi sao trên vòm trời, nhưng đang nằm gọn trong tay một cách rõ ràng và cụ thể; một lý tưởng mà họ có thể diễn ta được bằng những lời nói đơn sơ, bằng những khẩu hiệu đầy quyến rủ, và nhất là vì lý tưởng đó họ còn có thể hăng hái lao động không chút mệt mỏi, còn có thể chấp nhận chịu đau khổ và sẵn sàng chấp nhận cả cái chết nữa. Ngay cả khi phải đối mặt với một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, hầu như bất khả chịu đựng, họ vẫn cảm thấy như được chính lý tưởng đó nâng đỡ và dìu dắt, họ vẫn cảm nhận được tận sâu trong đáy linh hồn mình sức mạnh của một sứ mệnh thiêng liêng, cao cả và mới mẻ củng cố: Họ muốn giải phóng thế giới ra khỏi mọi bất công và thiết lập lại một thiên đường đã đánh bỏ mất. (Còn tiếp)…

  1. "Summi Pontificatus", 20.10.1939
  2. "Divini Redemptoris", 19.03.1937
  3. Fulton J. Sheen, Der Kommunismus und das Gewissen der westlichen Welt, Morus-Verlag, Berlin, 1950, s.68.
  4. Berdjajew, Sinn und Schicksal des russischen Kommunismus, Vita Nova-Verlag, Luzern 1937, S. 177.
  5. Christopher Dawson, Judgment of the Nations, Sheel and Ward, New York, 1942, S. 59.
  6. Josef Sellmair, Bildung in der Zeitenwende
  7. "Summi Pontificatus", 20.10.1939

(Kỷ niệm 90 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima)

Lm Nguyễn Hữu Thy

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Ðược Nghĩa Cùng Mẹ (1/17/2009)
Đức Maria, Người Nữ Trọn Hảo Mười Phân Vẹn Mười (1/15/2009)
Hòa Bình, Tin Vui Cho Các Mục Đồng Bê-lem Và Fatima (1/15/2009)
Sự Khả Tín Của Sứ Điệp Fatima (1/15/2009)
Bắn Tượng Mẹ (1/15/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Fatima: Jacinta, Vị Anh Hùng Tí Hon Đầy Dũng Cảm Của Mẹ Maria (1/14/2009)
Fatima: Sr. Lucia Tường Thuật Những Đổi Thay Ở Fatima Vào Năm 1917 (1) (1/14/2009)
Fatima, Biến Cố Quan Trọng Hy Hữu Trong Lịch Sử Giáo Hội Và Thế Giới (1/14/2009)
Trọng Tâm Của Sứ Điệp Fatima (1/14/2009)
Fatima Ngay 13-8-1917: Cuộc Gặp Gỡ Bất Thành (1/14/2009)
Tin/Bài khác
Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (1/13/2009)
Chế Độ Thay Đổi Nhưng Lòng Sùng Kính Đức Mẹ Không Thay Đổi Ở VN (1/12/2009)
Sùng Kính Mẹ Maria (1/11/2009)
Mẹ Xuống Luyện Ngục (1/11/2009)
Làm Mẹ Phải Khổ (1/10/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768