MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: lịch sử
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Hồi Ký: Câu Chuyện Về Một Thời (5)
Thứ Bảy, Ngày 17 tháng 10-2009
VietCatholic News (15 Oct 2009)
Hồi Ký: Câu chuyện về một thời - Nước ta trên con đường vào thiên đàng

Tại sao người ta nghi ngờ và không muốn hợp tác với Việt Minh?

Là vì người ta biết hoặc nghi ngờ Việt Minh là Cộng sản. Danh từ Cộng sản tự nhiên gây một cái gì đáng sợ hãi trong đầu óc người Việt Nam. Những người thông thạo tin tức, hoặc nghe nói về những lối tàn bạo người cộng sản đã dùng ở Liên Xô, ở Tây Ban Nha trong những năm 30 của thế kỷ trước, nên đương nhiên là họ sợ hãi. Từ đầu người Việt Nam đã biết Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa “tam vô”. Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tín ngưỡng. Nếu theo Chủ nghĩa Cộng sản triệt để, thì phải đi tới đó. Cộng sản chủ trương duy vật, thì làm gì còn tôn giáo, còn thần thánh và Cộng sản cho là thuộc Chủ nghĩa duy tâm. Ông Mác đã đưa ra lời tuyên ngôn: “Vô sản trên thế giới, hãy đoàn kết lại”. Cộng sản chủ trương quốc tế, như vậy là xoá đi các biên giới quốc gia hoặc gia đình. “Vô sản thế giới”. Vô sản thế giới là anh em, là một gia đình thế giới. Cộng sản phải đi đến mục tiêu đó: quốc tế hoá giới vô sản.

Ông Phơbach, ănghen, Mác, Lênin là cha đẻ của Chủ nghĩa Cộng sản. Họ xây dựng chủ nghĩa của họ trên Chủ nghĩa duy vật (matérialisme). Theo duy vật, thế giới này chỉ có một sự thật, dựa trên các cơ cấu nền tảng bất biến (structure). Duy tâm (idélisme) chỉ là thượng tầng cơ sở (supertructure) thay đổi nền kinh tế. Người ta ví duy vật là cặn, là dầu trong chiếc đèn, còn duy tâm là ánh lửa chập chờn, lúc còn lúc tắt.

Xã hội chủ nghĩa luôn có đối nghịch, nó lớn lên do sự đối nghịch đó, luôn có phản đề (antithèse). Hai phản đề đối nghịch nhau rồi lại đi đến tổng hợp, rồi từ tổng hợp nảy sinh phản đề. Đó là thuyết phản đề và tổng hợp (thèse, antithèse và synthèse). Chủ nghĩa cộng sản dựa trên qui luật đó. Nhưng khi các phản đề đối nghịch nhau và đi đến tổng hợp là Chủ nghĩa cộng sản, thì nó ngừng lại. Vì Chủ nghĩa cộng sản là tuyệt đỉnh rồi, không còn phải phấn đấu để tiến lên nữa. Có thể nói đó là thiên đình mà loài người phải mơ ước và tranh đấu để đạt tới.

Trong cuộc tranh đấu để tiến hoá đó, tôn giáo không giúp gì, mà lại cản việc tiến. Vì tôn giáo dạy rằng có thiên đàng là cùng đích. Và khi con người mơ ước thiên đàng, thì không còn muốn tranh đấu gì ở trần gian. Do đó tôn giáo bị coi như là cái gì nó mê hoặc quần chúng – thiên đàng ngay ở trần thế, khỏi tìm đâu xa. Không những tôn giáo không giúp chiến đấu để đạt tới thiên đàng trần gian, ngược lại nó còn làm tê liệt sức chiến đấu, nên Các Mác cho tôn giáo là a-phiến (opium) làm tê liệt con người trong cuộc đấu tranh. Chống phá tôn giáo là tất nhiên, vì họ coi tôn giáo là thuốc đầu độc quần chúng.

Giáo Hội đối với Cộng sản cũng có những nhận định nghiêm khắc hoặc nhẹ nhàng khác nhau. Chẳng hạn trong Thông điệp Chúa Cứu Thế (Deum Redemptoris), Cộng sản bị liệt vào hạng “bản chất là xấu” (intrinse est malus). Chính là thế, xét theo chủ nghĩa, vì bản chất chủ nghĩa là duy vật, nên nó là vô thần. Không những thế, người cộng sản đúng nghĩa phải là người chiến sĩ vô thần (militant athé). Người chiến sĩ đó không những không tin gì thần thánh, mà còn chiến đấu, còn phá huỷ niềm tin nơi kẻ khác. Nói đến Cộng sản, sợ Cộng sản phần lớn là do họ phá huỷ đức tin, bách hại những kẻ tin, làm cho người ta sống theo chế độ vô thần. Không có cuộc bách hại đạo trong lịch sử nào lại tinh vi như các cuộc bách hại tôn giáo do chế độ Cộng sản. Họ còn tự hào, họ phá đạo một cách “khoa học”, nghĩa là khéo léo, có quy mô, có phương pháp.

Những cách biểu lộ của Cộng sản và những nhận định của những vị chức trách trong Giáo Hội khiến người Công giáo không còn cách nào để hợp tác với người Cộng sản. Đàng khác, khi người Công giáo giơ tay cho người Cộng sản nắm lấy, người Công giáo không đủ trình độ, không đủ ý thức, không đủ khả năng để mà đứng vững. Thế nên, không hợp tác với Cộng sản là cách thức cần thiết để khỏi bị Cộng sản lôi cuốn. Ngược lại, người Công giáo cũng không được vào Đảng, học sinh chỉ được học hết tiểu học là cùng, người làm công thì chỉ được nhận những việc thấp hèn, không tên tuổi. Nói tóm lại trong Xã hội Cộng sản, họ là những công dân hạng hai hay ngoài lề.

Khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII phân tích về Cộng sản, thì người Công giáo có một lối đi. Theo sự phân tích của Đức Thánh Cha, nơi Cộng sản phân biệt Chủ nghĩa Cộng sản và những người cộng sản. Về chủ nghĩa thì không thể chấp nhận được. Còn những người cộng sản, họ cũng là những con người và có thể hợp tác với họ như là những con người, trong lãnh vực nhân linh.

Vào năm 1954, Cộng sản của Đệ Tam Quốc Tế vẫn còn giữ nguyên vẹn bộ mặt, y như người ta đánh giá: “Chủ nghĩa tam vô” là cái người ta sợ hãi nơi người cộng sản. Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Từ trước tới đây, người ta chỉ nghi ngờ Việt Minh là Cộng sản. Việt Minh cũng úp úp mở mở về xuất xứ đó, lúc giấu giếm, lúc thò đuôi ra.

Trong Hội nghị ban chấp hành Đảng Cộng Sản từ ngày 10 đến 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Ông Nguyễn ái Quốc (lúc này chưa gọi là Hồ Chí Minh) đại diện Quốc tế Cộng sản chủ trì với sự tham dự của Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt tại rừng Khu Năm Pắc-Bó, Cao Bằng. Theo đề nghị của Nguyễn ái Quốc, ngày 19-5-1941, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Việt Minh), thay cho mặt trận dân tộc Thống Nhất phản đế Đông Dương. Như vậy ngày nay Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cũng phải hàng chục năm nữa sau khi cộng sản phải từ Đảng Lao Động, mới thoát thân thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lúc thì giấu giếm mình là Cộng sản, khi thay hình đổi dạng, tự đặt mình là Đảng Lao Động, nhưng có lúc phải khẳng định mình là Cộng sản, để trong việc giành độc lập, người ta thấy đó là công lao của người cộng sản, chứ không phải quốc gia.

Cũng theo lối mập mờ đó, họ đi cả với Việt Cách, tức là Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội. Ông Hồ Chí Minh đến dự đại hội của Đảng này tổ chức tháng 03-1944 tại Liễu Châu, Trung Quốc. Việt Cách do ông Nguyễn Hải Thần lãnh đạo, trong đó có Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1946, ông Nguyễn Hải Thần về nước, làm đồng Chủ tịch với Hồ Chí Minh, do quân Tàu đóng ở Việt Nam nâng đỡ. Quân Tàu lúc này ở miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật và giúp đỡ ông, cho ông ở Phủ Toàn Quyền cũ, với tư cách Chủ Tịch Nước, ông Chủ Tịch được nâng đỡ hơn ông Hồ Chí Minh.

Tháng Chạp 1941, khi chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam bùng nổ, ông và Đảng của ông lên rút lui về Tàu. Việt Minh và ông Hồ Chí Minh nắm toàn quyền trong mặt trận đánh Pháp cho đến 1954. Pháp và Việt Minh không ai thắng ai, đều đi đến Hội nghi Geneve, và Hội nghị kết thúc 20-7-1954. Chia đôi nước Việt Nam thành hai miền Bắc và Nam.
 
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đêm Noel Trong Xà Lim Số 6 (12/19/2010)
Hiệp Thông Với Giáo Hội Tại Trung Đông (11/14/2010)
Em Bé Việt Nam Và Viên Sỏi (12/17/2009)
Cn 1048: Tháng 11 Viếng Mộ Của Cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm (10/21/2009)
Giới Thiệu Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington Dc, Một Linh Địa (10/19/2009)
Tin/Bài khác
Hồi Ký: Câu Chuyện Về Một Thời: Đại Hội Thanh Niên Công Giáo Đông Dương (4) (10/15/2009)
Tom Dooley: Tôi Phải Giữ Lời Hứa (10/15/2009)
Ba Cống Hiến Quan Trọng Của Công Giáo (10/12/2009)
Ghi Ơn Những Người Tiên Phong Giúp Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam Tại Đức (9/25/2009)
Chính Trị, Luân Lý Và Tội Tổ Tông Truyền (9/7/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768