Google Search
Local Search
|
|
Điểm Tin Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam Tuần Này, Do Xuân Hương và Hồng Việt Phụ trách.
|
|
|
|
|
|
|
|
Thánh Vịnh Đáp Ca CN4 -Phục Sinh
|
Suy Niệm Phúc Âm CN4 -Phục Sinh
|
CN4PS - NAM B - MỤC TỬ SAU VATICAN 2 LÀ AI?
|
Bài giảng CN4-Phục Sinh của cha Hảo
|
Như đã loan báo, ngày 9 tháng Tư vừa qua, Tông Huấn thứ ba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được công bố. Tựa đề Tông Huấn là: Hãy Hân Hoan Và Nhẩy Mừng: Về Ơn Gọi Nên Thánh Trong Thế Giới Ngày Nay.
|
Như đã loan báo, ngày 9 tháng Tư vừa qua, Tông Huấn thứ ba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được công bố. Tựa đề Tông Huấn là: Hãy Hân Hoan Và Nhẩy Mừng: Về Ơn Gọi Nên Thánh Trong Thế Giới Ngày Nay.
|
Như đã loan báo, ngày 9 tháng Tư vừa qua, Tông Huấn thứ ba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được công bố. Tựa đề Tông Huấn là: Hãy Hân Hoan Và Nhẩy Mừng: Về Ơn Gọi Nên Thánh Trong Thế Giới Ngày Nay.
|
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố một tông huấn mới, Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ Hân hoan), trong đó ngài đưa ra các chỉ dẫn thực hành nhằm đạt đến sự thánh thiện trong thế giới hiện đại.
Toàn bộ Tông huấn được chia làm 5 chương với 177 đoạn.
|
|
Inés San Martín của Tạp Chí Crux, trước ngày công bố Tông Huấn Hãy Hân Hoan và Nhẩy Mừng, cho rằng không ai nghĩ tông huấn này sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh cãi như Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, trong đó, Đức Phanxicô thận trọng đưa ra khả thể rước lễ cho những người ly dị tái hôn dân sự. Nhưng cô thêm rằng “dĩ nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng của những bất ngờ” nên không ai biết chắc phản ứng đối với nó sẽ ra sao".
|
Inés San Martín của Tạp Chí Crux, trước ngày công bố Tông Huấn Hãy Hân Hoan và Nhẩy Mừng, cho rằng không ai nghĩ tông huấn này sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh cãi như Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, trong đó, Đức Phanxicô thận trọng đưa ra khả thể rước lễ cho những người ly dị tái hôn dân sự. Nhưng cô thêm rằng “dĩ nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng của những bất ngờ” nên không ai biết chắc phản ứng đối với nó sẽ ra sao".
|
Inés San Martín của Tạp Chí Crux, trước ngày công bố Tông Huấn Hãy Hân Hoan và Nhẩy Mừng, cho rằng không ai nghĩ tông huấn này sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh cãi như Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, trong đó, Đức Phanxicô thận trọng đưa ra khả thể rước lễ cho những người ly dị tái hôn dân sự. Nhưng cô thêm rằng “dĩ nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng của những bất ngờ” nên không ai biết chắc phản ứng đối với nó sẽ ra sao".
|
|
|
Dưới thời bạo chúa Nêrô bắt đạo. Rôma ngập tràn máu lửa, biết bao tín hữu đã chết dưới tay ông vua điên loạn, bạo tàn.
|
Du khách dừng chân trước một đàn cừu, bỗng lưu ý tới một con vật nằm dài trên đất được chủ nó vuốt ve, và băng bó vết thương ở một chân bị gẫy.
|
Chúa nhật thứ IV mùa Phục Sinh được gọi là Chúa nhật Đấng Chăn Chiên nhân lành. Vì thế, toàn bộ lời Chúa hôm nay đều xoay quanh chủ đề này. Mục tử, tức là người chăn chiên, là hình ảnh rất quen thuộc đối với dân Do Thái du mục ngày xưa nói riêng, và cả xã hội Do Thái cho tới thời Chúa Giêsu nói chung.
|
Tháng 3 năm 1980 Đức cha Rômêrô, Tổng Giám Mục San Salvador ở Trung Mỹ đã cương quyết lên tiếng phản đối chính phủ vi phạm nhân quyền, vì đã ủng hộ giới địa chủ và đại tư sản áp bức bóc lột nông dân. Người dân ở đây tuyệt đại đa số là người Công Giáo (98%).
|
Trong việc tham dự hội nghị tại Ấn Độ, tôi đã được dịp nghe bài thuyết trình của một nhà trí thức Công giáo người An Độ nói về những ước nguyện của người giáo dân trong cộng đồng Giáo Hội.
|
Có một chàng sinh viên, sau khi tốt nghiệp đại học, đã không chọn cho mình một ngành nghề chuyên môn, nhưng lại đi chăn cừu thuê. Anh cho biết: Mỗi ngày anh phải làm việc tới mười tám tiếng đồng hồ và làm tất cả bảy ngày trong tuần. Suốt thời gian ở trên núi, anh hoàn toàn cô đơn, chỉ bầu bạn với chú chó, chú ngựa và hai ngàn con cừu.
|
Hình ảnh mục tử sống giữa đàn chiên là hình ảnh rất thân quen đối với dân Do Thái ngày xưa chuyên sống đời du mục. Hình ảnh nầy được Thánh Kinh Cựu Ước sử dụng nhiều lần để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người.
|
Chúa Giêsu muốn nói gì qua hình ảnh chủ chăn và đoàn chiên? Tôi xin thưa đó là sự gắn bó mật thiết.
|
Khi một người bị chứng bệnh thể lý trầm kha, người ta sợ bệnh nhân bị sốc về tâm lý nên không dám cho biết ngay, nhưng rồi dù muốn dù không thì cũng vẫn phải cho biết. Khi một người bị chứng bệnh tâm linh trầm kha, người đó không chỉ CẦN biết mà còn PHẢI biết.
|
( Ga 10, 11 – 18 )
Lễ “Chúa Chiên lành” là lễ của Chúa Giêsu, Đấng đã tự xưng "Ta là mục tử tốt lành" (Ga 10, 11). “Mục tử” là một hình ảnh rất quen thuộc của nền văn minh nông nghiệp còn trong trạng thái thô sơ của thời du mục vùng Trung Đông. "Người chăn chiên" được Chúa Giêsu dùng để diễn tả tương quan vừa mật thiết, vừa rất "dễ thương" giữa Người và chúng ta.
|
|
Thiên hùng ca này dạy chúng ta điều gì về lịch sử cổ xưa và nhân loại? Nếu điều đó không xảy ra thì đó vẫn là câu chuyện có thật. Đó là cách giáo sư Ronald S. Hendel thuộc Đại học U.C. Berkeley giải thích về vẻ đẹp của câu chuyện trong Kinh Thánh liên quan ông Nô-ê và trận lụt Đại Hồng Thủy.
|
Tôi lớn lên với “năng khiếu mua sắm” đối với phụ nữ. Khi tôi tới siêu thị, bảo tàng viện, hoặc thậm chí là nhà thờ, tôi thường theo bản năng “mua sắm” bằng cách chú ý tới điểm nào đó ở các phụ nữ khác (dù quen hay lạ) thay vì chú ý tới mình. Ôi, khuôn mặt, đôi tay, chiều cao và điều cuối cùng là...
|
Đức Giêsu tự xưng mình là mục tử nhân lành. Ngài biết từng con chiên, yêu thương chăm sóc và sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đàn chiên.
|
|
Có một thời gian tôi được hân hạnh chung sống với một số vị linh mục, trong đó có một Cha đã từng đi du học ở Rôma và có dịp đi nhiều nơi trên thế giới. Về Việt Nam, Cha đã dạy Thần Học nhiều năm ở các Đại Chủng viện. Lúc đó Cha đã lớn tuổi và về hưu. Qua các câu chuyện hằng ngày, Cha đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm qúy giá về cuộc sống Đức Tin của Cha. Mỗi lần kết thúc câu chuyện, Cha đều chắp tay nói: Tất cả là chữ "Credo!" (Tôi Tin!).
|
Chủ đề: "Ngày hôm nay phải tìm gặp Chúa Giêsu trong Hội Thánh Ngài qua nghi thức bẻ bánh."
|
Khi kết hôn với nhau, ai cũng muốn gia đình mình hạnh phúc. Ai cũng mơ tìm được hạnh phúc trong đời sống lứa đôi. Lúc này hai người luôn sẵn sàng hy sinh cho nhau. Họ tìm mọi cách làm vui lòng nhau. Thế nhưng, khi đã thành gia thất, nhiều bạn trẻ đã vỡ mộng, nhiều gia đình đã tan nát không tìm được hạnh phúc gia đình. Cãi nhau, bất hoà, bất tín bất trung. Gia đình trở thành hoả ngục vì thiếu vắng tình yêu. Thay cho những lời nói ngọt ngào là quát tháo, đay nghiến. Thay cho những cử chỉ thân thương là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay.
|
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một thấy cảnh tượng các Tông Đồ tụ họp nhau trong căn phòng với tất cả các cánh cửa đều đóng kín, vì lo sợ, tâm hồn họ đã bị tổn thương kể từ khi Chúa Giêsu bị bắt và chịu chết. Nhưng Chúa Giêsu hiện ra, Ngài ban bình an và thổi một nguồn sống mới cho họ.
|
Lễ Phục sinh đã qua hai tuần lễ, nhưng chúng ta vẫn còn tiếp tục suy gẫm về sự sống lại của Chúa Giêsu. Chúa nhật 3 Phục Sinh hôm nay, Giáo Hội tiếp tục trình bày cho chúng ta biến cố Chúa Giêsu Kitô sống lại.
|
Hai môn đệ, trong số bảy mươi hai vị đã được Chúa sai đi từng đôi một vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến (Lc 10, 1). Nhưng sau khi Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, họ đã vỡ mộng và tính về vườn.
|
|
Phụng Vụ Lời Chúa CN3-Phục Sinh
|
Suy Niệm Lời Chúa CN3 Phục Sinh
|
Bé gái 7 tuổi ước ao rước Mình Thánh Chúa
|
Trên đường Emmau, hai môn đệ buồn bã kéo lê bước chân. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Chúa Giêsu đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. (Lc 24, 15)
Tại sao mắt họ lại bị ngăn cản? Cũng như chúng ta vẫn thường không nhận ra Chúa, cũng đồng hành với chúng ta từng giây phút.
|
Thánh Luca vừa trình bày cho chúng ta trình thuật sau cùng của Ngài. Qua trình thuật này chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa các môn đệ đi vào trong sự viên mãn của mầu nhiệm Phục Sinh. Trình thuật Chúa Giêsu dẫn đưa các môn đệ như thế nào, chúng ta hãy nhìn đến ý hướng biên soạn của Thánh Luca.
|
Muốn làm chứng đầy đủ về ai, người ta thường kể tiểu sử nhân vật đó từ khi sinh đến khi chết. Về các anh hùng, danh nhân, sử sách thường ghi những chiến công, những thành tích siêu quần bạt chúng: Hưng Đạo với chiến thắng oai hùng Bạch Đằng, Quang Trung với chiến thắng thần tốc Đống Đa.
|
Chúa Giêsu Phục Sinh ban cho chúng ta sự sống mới, chia sẻ quyền năng Phục Sinh của Ngài cho mỗi người chúng ta, và cho nhiều người khác qua mỗi người chúng ta.Chúa Nhật 3 PHỤC SINH cho chúng ta thấy rõ uy quyền của Đấng Phục Sinh và qua chúng ta, Ngài mời gọi từng người chúng ta trở nên nhân chứng cho Ngài.
|
Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em!" (Lc24,36).
|
|
Thánh Vịnh Đáp Ca CN3 -Phục Sinh
|
Suy Niệm Phúc Âm CN3 -Phục Sinh
|
CN3PS - NAM B - DẤU CHỈ THỰC SỰ BIẾT ĐỨC GIÊSU
|
Bài Giảng Của Cha Hảo CN3-Phục Sinh
|
Chứng từ Ơn gọi một nữ tu dòng kín, nước Pháp
|
Đức tin là cuộc gặp gỡ giữa tự do của Thiên Chúa và tự do của con người
|
Phụng vụ Thánh Thể
|
Sống trong một thế giới hưởng thụ, văn minh lên cao và con người thích lợi nhuận, thích tìm tòi những việc thực tế, con người ưa thực dụng hơn là suy nghĩ, động não vv...
|
Albert Schweitzer là một cậu bé rất thông minh, lại say mê âm nhạc. Khi trưởng thành cậu chơi đàn Organ, và cuối cùng đã trở thành Tiến sĩ âm nhạc. Sau đó, Albert nghiên cứu các chủ đề về tôn giáo, và đã đậu Tiến Sĩ Triết Học. Ông làm Hiệu Trưởng trường Đại Học.
|
Thánh Tôma, còn được gọi là Didymo, đã không hiện diện với các tông đồ khác khi Chúa Giêsu Phục sinh hiện đến. Vì thế, khi các tông đồ khác nói với các ông rằng họ đã thấy Chúa hiện ra với họ, thì ông không tin.
|
Điều mà con người mong mỏi khao khát nhất, không hẳn là cơm áo gạo tiền mà là sự bình an. Bình an trong tâm hồn. Bình an khỏi mọi sự dữ. Bình an trong công việc được êm xuôi. Sự khao khát bình an biểu lộ nơi mọi người.
|
Trong suốt những lần hiện ra cùng các tông đồ, luôn luôn, những lời chào chúc đầu tiên của Chúa Giêsu là: "Bình an cho các con". Đây là những gì mà khi trao sứ vụ cho các tông đồ, Chúa Giêsu đã từng dạy các ông: "Đừng mang bao bị, tiền túi dọc đường nhưng vào làng nào, thành nào, các con hãy chúc bình an cho người ta".
|
Linh mục Gioan Lee Tae-seok sinh năm 1962, là con thứ 9 trong 10 người con. Cha mẹ ngài là người Công giáo khiêm nhường, sống ở TP Busan, Nam Hàn. Gioan mồ côi cha lúc 9 tuổi, mẹ ngài phải nuôi cả gia đình bằng nghề thợ may. Gioan học rất giỏi, rất ấn tượng với tiểu sử của Albert Schweitzer và ước muốn làm bác sĩ.
|
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay kể lại việc Đức Kitô phục sinh hiện ra với các môn đệ, chúng ta dễ nhận ra hai phần: Phần thứ nhất, Đức Kitô dùng những lời nói và những hành động cụ thể để chứng minh Ngài đã thực sự phục sinh; phần thứ hai, Ngài trao cho các ông sứ mệnh mới, đó là hãy rao giảng Tin Mừng cho muôn dân và làm chứng việc Ngài đã phục sinh cho mọi người: "Còn các con, các con sẽ là chứng nhân về những điều ấy" (Lc 24,48). Không riêng một ai, mà Chúa mời gọi mọi Kitô hữu qua mọi thời hãy làm chứng nhân cho Chúa, chúng ta đã làm gì để đáp lại lời mời gọi ấy?
|
Sự kiện Chúa Giêsu phục sinh được các Thiên Thần loan báo cho các bà Maria Mađalêna, bà Maria, mẹ ông Gia-côbê và bà Salômê (x. Lc 24, 1-12), các bà về thuật lại cho các Tông Đồ ở Galilêa, hai môn đệ làng Emmaus trong nhóm các bà chẳng những chưa tin mà còn lo sợ (x. Lc 24).
|
Omega3 có tác dụng như: hỗ trợ trung tâm thần kinh não, tốt cho thị lực, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư,… Tuy nhiên, không phải vì thế mà omega3 lại không có tác dụng phụ khi dùng lạm dụng dầu cá. Dưới đây là Tác dụng phụ khi sử dụng omega3 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.
|
Nhưng các ông vẫn còn “nghi” hoài
|
Sợ hãi, đó là điều hầu như không ai tránh khỏi. Bản tính tự nhiên con người “tham sống sợ chết” nên lo sợ đủ điều.
|
Cứ mỗi đêm, một câu chuyện được kể, và một mạng người được thoát chết. Nhà vua cứ mãi lắng nghe, từng nhịp, từng nhịp, dòng chảy của thời gian. Cho đến khi không còn ai phải chết. Hai môn đệ trên đường Emmau, quay trở về Giêrusalem và thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và họ đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
|
Vào chính ngày Đức Giêsu sống lại, có hai môn đệ chán nản rời Giêrusalem để về làng Emmau. Thánh Luca cho biết tên một người, đó là Clêôpát.
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lm Anthony Trung Thành
|
|
Thứ Bảy, Ngày 9 tháng 12-2017
|
Suy niệm Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Lm Anthony Trung Thành
Ngày 8 tháng 12 năm 1854, trong thông điệp Ineffabilis Deus, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã công bố Đức Mẹ Maria là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Ngài nói: “Ta tuyên xưng, công bố và xác quyết rằng tín điều này đã được Thiên Chúa mặc khải và vì thế phải được mọi tín hữu tin nhận cách chắc chắn, không được rút lại. Cụ thể, tín điều này xác quyết rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria ngay từ giây phút đầu tiên được tượng thai – nhờ ân ban và đặc sủng vô song Thiên Chúa toàn năng ban cho và nhờ công trạng của Đức Giêsu Kitô – đã được gìn giữ khỏi mọi vương vấn nguyên tội”.
Và 4 năm sau đó, tức là vào năm 1858, Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette ở Lộ Đức tự xưng mình là Đấng Vô Nhiễm Nguyên tội. Như vậy, Đức Mẹ xác minh lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng hoàn toàn không sai lầm.
Khi tuyên bố một tín điều, Giáo hội thường dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền. Với tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Giáo hội dựa vào các lời Kinh thánh sau đây:
Thứ nhất, khi đến truyền tin cho Đức Mẹ, Thiên Thần Gabriel mở lời chào rằng: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà”(Lc 1,28). Chúng ta thử lấy một ví dụ: Một chiếc li được đổ đầy nước, nếu chúng ta có đổ thêm nước vào thì nó cũng sẽ tràn ra ngoài. Cũng vậy, một tâm hồn đã đầy ơn phúc thì không có chỗ cho tội lỗi và những thứ khác ngự trị. Tâm hồn Mẹ đã đầy ơn Chúa, thì chẳng có thứ gì có thể xâm nhập vào được. Chính vì thế, Đức Mẹ không những vô nhiễm tội truyền mà còn không hề mắc một thứ tội riêng nào.
Thứ hai, khi Đức Mẹ đi thăm viếng Bà Êlizabeth, vừa nghe tiếng Đức Mẹ chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên vui sướng, bà Êlizabéth mới cất tiếng nói rằng: “Bà được chúc phúc hơn các người phụ nữ”(x. Lc 1, 41). Thật vậy, Mẹ “được chúc phúc hơn các người phụ nữ”, vì Mẹ được Chúa chọn làm Mẹ Thiên Chúa, được Chúa cho lên trời cả hồn lẫn xác, được Chúa cho sinh con nhưng vẫn còn đồng trinh và Mẹ được Chúa gìn giữ khỏi vướng mắc tội Tổ Tông Truyền.
Mặt khác, như lời Đức Giáo Hoàng Piô IX định tín: Đức Maria từ giây phút thành hình trong lòng bà Thánh Anna đã được hưởng ơn thánh hoá, đó là ơn Thiên Chúa trang điểm cho Mẹ hoàn toàn tốt đẹp, đáng yêu mến trước mặt Thiên Chúa. Chính ơn mà Thiên Chúa đã ban cho Adam khi sáng tạo, đó là tình trạng con người hoàn toàn vô tội kể cả tội nguyên tổ.
Ngoài ra, theo suy luận tự nhiên chúng ta có quyền hiểu rằng: Để chọn một người làm Mẹ của mình, Thiên Chúa phải chọn người trổi vượt hơn tất cả các bà mẹ trần gian. Cho nên, từ trước vô cùng Thiên Chúa đã tiền định cho Mẹ được khỏi tội Nguyên Tổ nhờ công nghiệp của Con Mẹ sau này. Vì vậy, chân phước Duns Scot đã phân biệt hai phương cách của ơn cứu chuộc: Phương cách thứ nhất là cứu chuộc bằng cách gìn giữ; Phương cách thứ hai là cứu chuộc bằng cách chữa trị. Thiên Chúa đã áp dụng phương cách thứ nhất cho Đức Mẹ, còn phương cách thứ hai là cho mọi người chúng ta.
Trong con cái loài người, chỉ có Đức Mẹ là người duy nhất không mắc tội Nguyên Tổ. Thánh Gioan Tẩy Giả vẫn mắc tội Nguyên tổ, nhưng Ngài được khỏi ngay từ khi còn trong lòng bà Thánh Êlizabet, nhờ cuộc viếng thăm của Đức Mẹ trong khi đang cưu mang Đức Giêsu. Còn đối với mỗi người chúng ta chỉ được khỏi tội Nguyên Tổ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.
Mặc dầu nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta được khỏi tội Nguyên Tổ, nhưng chúng ta vẫn luôn hướng chiều về tội. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy: “Khi ban sự sống trong ân sủng của Chúa Kitô, phép Rửa tội xoá sạch tội Nguyên Tổ và đưa con người về với Thiên Chúa, nhưng những hậu quả của một bản tính đã bị yếu đi và nghiêng về sự ác, sẽ vẫn tồn tại nơi con người, và con người được kêu gọi hãy sẵn sàng cho cuộc chiến đấu tinh thần”(x. Số 405). Chính vì vậy, con người luôn luôn phải chiến đấu. Đó là “Một cuộc chiến đấu gay go chống lại các uy lực của tối tăm đã diến ra trong suốt lịch sử loài người: Như Chúa đã nói, cuộc chiến đấu này đã khởi sự từ nguyên thuỷ và sẽ kéo dài cho đến ngày sau hết. Dấn thân vào trận chiến này, con người phải luôn chiến đấu để gắn bó với sự thiện. Phải cố gắng nhiều, và với ân sủng của Chúa, con người sẽ thực hiện được sự thống nhất nội tâm của mình”(x. Gl HTCG số 409).
Chiến đấu thì tất nhiên có chiến thắng và thất bại. Lịch sử Giáo hội đã cho chúng ta biết có những vị thánh đã gìn giữ mình không mắc một tội trọng nào, như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Thánh Louis Gonzaga. Có những vị thánh đã cương quyết chống lại sự dữ để bảo vệ mình khỏi phạm tội mất lòng Chúa như thánh Maria Goretti, các Thánh Tử Đạo. Vô số các vị thánh đã nên thánh nhờ lòng sám hối ăn năn tội, như thánh Phêrô, Thánh Maria Madalena, thánh Mathêu, thánh Augustinô…
Giáo hội luôn kêu gọi chúng ta giữ gìn chiếc áo trắng ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội. Cố gắng xa tránh tội lỗi. Dùng các phương thế Chúa ban để chiến đấu chống lại tội lỗi: Siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, suy niệm và thực hành Lời Chúa. Nhưng vì bản tính yêu đuối nên con người dễ sa ngã phạm tội. Thiên Chúa là Cha đầy tình yêu thương đã tiên liệu cho chúng ta, trước khi về trời, Chúa Giêsu đã lập ra các bí tích, nhất là bí tích Hoà Giải để khi con người lỡ sa ngã phạm tội với lòng thống hối ăn năn đến lãnh nhận bí tích này sẽ được tha.
Ngoài ra, chúng ta hãy đến với Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội để nhờ Mẹ giúp đỡ và bảo vệ chúng ta nỗ lực không ngừng chiến đấu với ba thù: thế gian, ma quỷ và xác thịt. Bởi vì, Mẹ Maria không những là mẫu mực về các nhân đức mà còn là người mẹ hằng lưu tâm đến con cái tội lỗi là chúng ta, không những giúp chúng ta chiến đấu với tội lỗi mà còn bảo vệ phần xác chúng ta được an bình. Câu chuyện sau đây làm chứng điều đó: Có 12 chiếc tàu tải lương thực lên thành Venise nước Ý, đoàn tàu đến gần thành Loretta nhằm áp ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Thủy thủ là người công giáo ao ước tàu cập bến để lên dự thánh lễ kính Đức Mẹ, nhưng thuyền trưởng không muốn vì sợ cướp biển lợi dụng anh em đi dự lễ mà đến đánh cướp chăng, vì bấy giờ lắm quân cướp biển. Trong đám thủy thủ, có Antôniô là người vừa can đảm, vừa có lòng sùng mến Đức Mẹ tình nguyện ở lại canh giữ các tàu để anh em yên lòng đi dự lễ. Thuyền trưởng đồng ý.
Sau khi mọi người đi lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm tại đền thờ Loreta thì Antôniô thấy mấy chiếc tàu lớn chạy thẳng tới tàu mình. Biết đích thực là quân cướp biển, Antôniô kêu nài Đức Mẹ cứu giúp mình thoát khỏi tai nạn này, cậy vì lời cầu xin và lòng sốt mến của đoàn thủy thủ đang dự thánh lễ kính Đức Mẹ. Cầu xin xong, với lòng đầy tin tưởng, Antôniô cầm một chiếc búa núp ở mạn tàu. Bổng một tên cướp biển bám vào mạn tàu nơi Antôniô đang nấp định trèo lên, Antôniô giơ búa phang một phát, trúng tay tên cướp, hắn đau đớn thét lên : “Ối trời đất ơi ! Tôi đã bị mưu tụi hắn rồi. Tụi hắn đông vô số, sẵn sàng khí giới để giệt chúng ta!”
Nghe tên đầu sọ thét lên, cả bọn cướp đua nhau trốn thoát. Một lát sau, Antôniô ngóc đầu lên, thấy bọn cướp đã ra xa, liền sấp mình xuống tạ ơn Đức Mẹ đã cứu giúp mình.
Khi đoàn thủy thủ đi dự lễ về, thấy xa xa ngoài khơi có đoàn tàu quân cướp biển thì họ lo sợ chúng đã giết mất Antôniô và cướp hết lương thực rồi ! Nhưng khi về đến tàu, thấy mọi sự còn yên và thấy Antôniô còn sống và kể lại đầu đuôi, mọi người vui mừng hớn hở, họp nhau lại đọc kinh cầu Đức Bà để tạ ơn Đức Mẹ đã cứu giúp con cái Người cách đặc biệt.
Lạy Chúa, để chọn Đức Maria làm Mẹ, Chúa đã gìn giữ Mẹ khỏi tội Nguyên Tổ và ban ơn để Mẹ không vướng mắc tội riêng nào. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin cho mọi người chúng con đủ sức để chiến đấu và chiến thắng ma quỷ tội lỗi và những nết xấu hằng ngày hầu luôn trung thành với Chúa. Amen
Lm Anthony Trung Thành
|
|
Tin/Bài khác
|
|