MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: đtc phanxicô: giáo lý gia đình và cộng đồng
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Đức Cậy Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 21-12-20016: Bài 3
Thứ Tư, Ngày 21 tháng 12-2016

 

Gen Audience 12.21.16

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ ĐỨC CẬY

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 21-12-20016

Bài 3

 

 

 

 

 

"'Giêsu'.

Niềm hy vọng cậy trông của hết mọi người đều ở nơi danh xưng này, vì nhờ người con trai của người nữ ấy mà Thiên Chúa sẽ cứu nhân loại khỏi sự chết và tội lỗi.

 

 

Xin chào Anh Chị Em thân mến!

Chúng ta vừa bắt đầu loạt bài giáo lý về đề tài niềm hy vọng cậy trông, một đề tài lại càng thích hợp trong Mùa Vọng. Cho đến nay, tiên tri Isaia vẫn đang là vị hướng dẫn chúng ta. Hôm nay, chỉ mấy ngày trước Giáng Sinh, tôi muốn chia sẻ đặc biệt về giây phút được nói là niềm hy vọng cậy trông đã đến thế gian, nơi biến cố Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Chính tiên tri Isaia đã báo trước về việc hạ sinh của Đấng Thiên Sai ở một số câu: "Này đây một thiếu nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một người con trai, và gọi tên Người là Emmanuel" (7:14); và cũng ở câu: "Từ gốc Jesse sẽ đâm ra một chồi và từ gốc  này sẽ mọc lên một nhánh" (11:1). Ý nghĩa của Giáng Sinh được sáng tỏ nơi những câu này: Thiên Chúa hoàn thành lời hứa hóa Thân làm người; Ngài không bỏ rơi dân của Ngài, Ngài đến gần cho đến độ lột bỏ Bản Thân Mình khỏi thần tính của Ngài. Nhờ đó Thiên Chúa đã chứng tỏ cho thấy lòng trung tín của Ngài và khai mở cho một tân Vương Quốc, vương quốc cống hiến một niềm hy vọng cậy trông mới cho nhân loại. Vậy thì niềm hy vọng cậy trông này là gì? Là sự sống vĩnh hằng.

Niềm hy vọng cậy trông khi được nói đến thường ám chỉ những gì không ở trong khả năng của con người và là những gì không hữu hình. Thật vậy, những gì chúng ta hy vọng đều vượt ra ngoài sức lực của chúng ta và tầm mắt của chúng ta. Tuy nhiên, việc hạ sinh của Đức Kitô, khai mào cho Ơn Cứu Chuộc, nói với chúng ta về một niềm hy vọng cây trông khác, một niềm hy vọng cậy trông khả tín, khả giác và khả tri, vì nó được căn cứ vào Thiên Chúa. Ngài đã đến thế gian và cống hiến cho chúng ta sức mạnh để bước đi với Ngài: Thiên Chúa bước đi với chúng ta nơi Chúa Giêsu và việc bước đi với Ngài đến tầm vóc viên trọn của sự sống là những gì cống hiến cho chúng ta sức mạnh để nỗ lực hiện hữu trong hiện tại một cách mới mẻ. Đối với Kitô hữu, niềm hy vọng cậy trông bởi thế có nghĩa là những gì chắc chắn vững vàng việc đang bước đi với Chúa Kitô hướng về Chúa Cha là Đấng đang chờ đợi chúng ta. Niềm hy vọng cậy trông không bao giờ dừng lại, niềm hy vọng cậy trông bao giờ cũng chuyển động và làm cho chúng ta tiến tới. Niềm hy vọng này, được Con Trẻ Belem cống hiến cho chúng ta, nêu lên cho chúng ta một đích nhắm, một đích đến tốt đẹp cho hiện tại này, đó là phần rỗi của nhân loại, là vinh phúc cho những ai phó mình cho vị Thiên Chúa thương xót. Thánh Phaolô lược tóm tất cả những điều ấy bằng một câu như thế này: "Vì chúng ta được cứu độ ở nơi niềm hy vọng này" (Roma 8:24). Tức là, bước đi như thế, bước đi bằng niềm hy vọng cậy trông thì chúng ta được cứu độ. Đến đây chúng ta có thể tự vấn xem tôi có bước đi bằng niềm hy vọng cậy trông hay chăng, hoặc đời sống bên trong của tôi bị dừng bước, bị đóng lại? Cõi lòng của tôi là một cái ngăn kéo đóng hay một cái ngăn kéo mở ra cho niềm hy vọng cậy trông, một niềm hy vọng cậy trông giúp tôi bước đi với Chúa Kitô chứ không lẻ loi một mình?

Trong Mùa Vọng, Máng Cỏ được trưng bày ở trong nhà của Kitô hữu, theo truyền thống từ hồi Thánh Phanxicô Assisi. Cái Màng Cỏ này là những gì truyền đạt niềm hy vọng cậy trông bằng tính cách sơ sài của mình; mỗi một người được chìm ngập trong bầu khí của niềm hy vọng cậy trông này.

Trước hết chúng ta chú ý tới nơi chốn Chúa Giêsu được sinh ra đó là Bêlem. Một thị xả nhỏ ở Giuđêa là nơi cả ngàn năm trước bé Đavít đã được sinh ra, vị mục tử đã được Thiên Chúa chọn làm Vua dân Israel. Belem không phải là một thủ đô, vì thế mới được Đấng Quan Phòng Thần Linh ưa chuộng, Đấng thích tác hành nơi những gì là nhỏ mọn và những gì là tầm thường. Nơi chốn ấy "Con vua Đavit" hằng được trông đợi đã sinh ra là Chúa Giêsu, nơi Người niềm hy vọng cậy trông của Thiên Chúa và niềm hy vọng cậy trông của con người gặp nhau.

Vậy chúng ta hãy nhìn lên Mẹ Maria, Người Mẹ của Niềm Hy Vọng Cậy Trông. Bằng tiếng "Xin Vâng" của mình, Mẹ đã mở cửa thế giới của chúng ta ra cho Thiên Chúa: cõi lòng người con gái của Mẹ tràn đầy niềm hy vọng cậy trông, tất cả đều được đức tin làm cho sinh động; vì thế Thiên Chúa đã chọn Mẹ và Mẹ đã tin vào lời của Ngài. Trong 9 tháng là Hòm Bia của Giao Ước mới và vĩnh cửu, Mẹ đã chiêm ngắm Con Trẻ trong hang đá và nhìn thấy Người trong tình yêu thương của Thiên Chúa là Đấng đến để cứu dân Ngài và toàn thể nhân loại.

Bên cạnh Mẹ Maria là Thánh Giuse, giòng dõi của Jesse và Đavít; ngài cũng tin vào lời của Thiên Thần, và khi nhìn vào Chúa Giêsu trong máng lừa, ngài đã suy niệm là Con Trẻ này đã xuất thân bởi Thánh Linh, và chính Thiên Chúa đã truyền cho ngài gọi Người là "Giêsu". Niềm hy vọng cậy trông của hết mọi người đều ở nơi danh xưng này, vì nhờ người con trai của người nữ ấy mà Thiên Chúa sẽ cứu nhân loại khỏi sự chết và tội lỗi. Bởi thế cần phải nhìn vào Máng Lừa!

Ở Máng Lừa còn có cả các mục đồng nữa, thành phần tiêu biểu cho người thường hèn và người nghèo khổ đang đợi chờ Đấng Thiên Sai là "niềm an ủi cho Israel" (Luca 2:25) và "ơn cứu độ cho Giêurusalem" (Luca 2:38). Nơi Con Trẻ ấy, họ đã thấy các lời hứa được nên trọn và họ hy vọng cậy trông là ơn cứu độ của Thiên Chúa cuối cùng sẽ vươn tới mỗi một người trong họ. Ai tin tưởng vào những thứ an toàn riêng của mình, nhất là về vật chất, là thành phần không đợi trông ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ rằng: các thứ an toàn của chúng ta sẽ không cứu chúng ta được đâu; một thứ an toàn duy nhất có thể cứu chúng ta đó là sự an toàn của niềm hy vọng cậy trông vào Thiên Chúa. Ngài cứu chúng ta vì Ngài là Đấng mạnh mẽ và làm cho chúng ta bước đi trong đời một cách hân hoan, bằng niềm ước mong hành thiện, bằng niềm ước mong được hạnh phúc trường vĩnh. Trái lại, những con người bé mọn, những mục đồng, tin tưởng vào Thiên Chúa, hy vọng cậy trông nơi Ngài và hoan hỉ khi họ nhận ra nơi Con Trẻ này dấu hiệu được Thiên Thần báo trước (xem Luca 2:12).

Thật vậy, ca đoàn các Thần Trời xướng lên từ trên cao dự án cao cả được Con Trẻ thực hiện đó là: "Vinh danh Thiên Chúa ngất trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương" (Luca 2:14). Niềm hy vọng cậy trông của Kitô hữu được thể hiện nơi việc ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã khai trương Vương Quốc yêu thương, công lý và hòa bình của Ngài.

Anh chị em thân mến, trong những ngày này, khi chiêm ngắm Máng Lừa, chúng ta dọn mình mừng Chúa Giáng Sinh. Đây thật là một cuộc cử hành nếu chúng ta đón nhận Chúa Giêsu, hạt giống của niềm hy vọng cậy trông. Chúng ta hãy tin tưởng vào hạt giống này của niềm hy vọng cậy trông, ở tiếng xin vâng: "Vâng, Chúa Giêsu ơi, Chúa có thể cứu con, Chúa có thể cứu con". Chúc tất cả anh chị em một Giáng Sinh Hy Vọng Cậy Trông!

 

https://zenit.org/articles/ general-audience-on-the- coming-of-hope-into-the-world/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý bằng mầu

Gen Audience 2.21.16

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 18-1-2017 Bài 7 (1/19/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Tin Tưởng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 11-1-2017 (1/11/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 4-1-2017 (1/4/2017)
Giáo Hội Hiện Thế Đức Thánh Cha Phanxicô Sứ Điệp Cho Ngày Thế Giới Hòa Bình 1-1-2017 (1/1/2017)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Niềm Hy Vọng Cậy Trông Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 28-12-20016 (12/28/2016)
Tin/Bài khác
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Đức Cậy Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 14-12-20016 (12/14/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo Lý Về Đức Cậy - Bài 1 (12/9/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Lòng Thương Xót Trong Năm Thánh Thương Xót (6/15/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Về Lòng Thương Xót Trong Năm Thánh Thương Xót (4/28/2016)
Đức Thánh Cha Phanxicô Giáo Lý Lòng Thương Xót Năm Thánh Tình Thương - Thứ Tư 20/4/2016 Bài Thứ 11 (4/20/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768