MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tác giả và tác phẩm :: linh mục anthony trung thành
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Suy Niệm Chúa Nhật Lễ Lá – Năm A
Chủ Nhật, Ngày 9 tháng 4-2017
Suy Niệm CHÚA NHẬT LỄ LÁ – NĂM A

 

Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay có thể chia thành hai phần: Phần thứ nhất là nghi thức làm phép và rước lá; Phần thứ hai là thánh lễ như thường lệ nhưng nội dung các bài đọc mang vẻ trầm buồn, nhất là bài thương khó kể lại cuộc khổ nạn của Đức Giêsu.

 

Phần thứ nhất, nghi thứ làm phép và rước lá. Trong phần này của chúa nhật năm A, chúng ta nghe đọc đoạn Tin mừng theo Thánh Mathêu, tường thuật lại việc Đức Giêsu vào thành thánh Giêrusalem. Quang cảnh rất hoành tráng. Đức Giêsu ngồi trên lưng lừa. Dân chúng đón tiếp một cách nồng hậu. Tin mừng cho biết: “Phần đông dân chúng trải áo xuống đường, kẻ khác thì chặt nhành cây trải lối đi. Dân chúng kẻ thì đi trước, người theo sau tung hô rằng: Hoan hô con vua Ðavit! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời!” (Mt 21,8-9). Có thể nói, đây là một cuộc khải hoàn vào thành thánh Giêrusalem của Đức Giêsu, toàn dân ủng hộ, không thấy một sự chống đối nào.

 

Phần thứ hai, phụng vụ cho chúng ta nghe ba bài đọc liên quan đến cuộc khổ nạn của Đức Giêsu.

Bài đọc I, trích sách tiên tri Isaia, đây là bài ca thứ ba về người tôi tớ đau khổ. Tác giả cho biết, người tôi tớ bị bách hại, phỉ nhổ, tra tấn và bỏ rơi nhưng vẫn nhịn nhục, chịu đựng, trung thành và tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa: “Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi…” (x. Is 50, 6-7).

Bài đọc II, trích thư gửi tín hữu Philipphê, Thánh Phaolô cho chúng ta biết Đức Giêsu chính là người tôi tớ mà tiên tri Isaia tiên báo: “Người đã tự hạ mình; vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người.” (x. Pl 2, 6-11)

Bài Thương khó được Thánh Mathêu tường thuật lại cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Đây là một bằng chứng hùng hồn về tình yêu của Ngài đối với nhân loại. Qua cuộc khổ nạn này, Ngài đã để lại cho chúng ta nhiều bài học cao quý, xin được đơn cử một số bài học sau đây:

Bài học thứ nhất: Sự can đảm, quảng đại, hy sinh vì người khác. Ngài đã chấp nhận muôn vàn đau khổ vì yêu thương nhân loại chúng ta. Đây là bằng chứng của một tình yêu cao quý. Vì,“không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13).

Bài học thứ hai: Sự tha thứ. Ngài tha thứ cho Giuđa là kẻ nộp Ngài. Ngài tha thứ cho Phêrô là kẻ chối Ngài. Ngài tha thứ cho các môn đệ là những người thân tín nhưng đã bỏ trốn khi Ngài gặp nạn. Ngài tha thứ cho kẻ đóng đinh Ngài vào thập giá. Ngài tha thứ cho kẻ trộm cướp bên phải và cho anh ta được vào Thiên đàng với Ngài ngay ngày hôm ấy.

Bài học thứ ba: Sự vâng phục Thánh ý Thiên Chúa Cha. Khi cảm thấy khó có thể vượt qua nỗi cô đơn, đau khổ, Đức Giêsu không tránh né nhưng phó thác và vâng theo ý Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha. Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi thì xin vâng Ý Cha.” (Mt 26,39 và 42). Đúng như Thánh Phaolô khẳng định trong bài đọc II: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2,8)

Ngoài ra, khi suy niệm cuộc thương khó của Đức Giêsu còn giúp chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa của đau khổ, từ đó chúng ta biết can đảm hơn để vác thập giá của mình và sẵn sàng nâng đỡ thập giá của tha nhân.

Ở Bỉ, trong trận thế chiến thứ nhất, một trận đánh khốc liệt vừa xảy ra. Trong một nhà thờ đã được biến thành nhà thương, hàng trăm thương binh nằm la liệt. Bàn thờ được biến thành bàn mổ. Thiếu thốn thuốc men, người ta phải giải phẫu các thương binh mà không có thuốc tê hay gây mê. Một thương binh đang được giải phẫu, trong một khắc đồng hồ, anh ta phải chịu tử đạo”, tay nắm chặt, mồ hôi đầm đìa, nhưng không một lời than trách hay rên la.

Sau khi hoàn tất ca phẫu thuật, bác sĩ hỏi anh : Tại sao anh có thể chịu đựng được như thế ?

Anh trả lời: chính vì tôi đã nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh. Ngài đã chết không một tiếng rên la vì tội lỗi nhân loại. Cho nên, tôi cũng không thể than khóc vì những đau khổ mà tôi có thể chịu để đem lại hạnh phúc tự do  cho người khác.

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn để chịu chết trên cây thánh giá vì yêu thương nhân loại chúng con. Xin cho mỗi người chúng con cũng biết chấp nhận những đau khổ trong cuộc sống để cộng tác với Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Amen.

 

Lm. Anthony Trung Thành

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Trách Nhiệm Nâng Đỡ Ơn Gọi Linh Mục Và Tu Sĩ (5/2/2017)
Suy Niệm Chúa Nhật Iii Phục Sinh – Năm A (4/29/2017)
Suy Niệm Chúa Nhật Ii Phục Sinh 2017 (4/20/2017)
Suy Niệm Lễ Phục Sinh – Năm A (4/15/2017)
Suy Niệm Thứ Bảy Vọng Phục Sinh 2017 (4/11/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Suy Niệm Thứ Sáu Tuần Thánh 2017 (4/9/2017)
Suy Niệm Thứ Năm Tuần Thánh 2017 (4/9/2017)
Tin/Bài khác
Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – Năm A, Lm Anton Trung Thành (3/28/2017)
Lễ Truyền Tin, Tầm Quan Trọng Của Hai Tiếng Xin Vâng, Lm Anthony Trung Thành (3/25/2017)
Suy Niệm Chúa Nhật Iv Mùa Chay – Năm A, Lm Anthony Trung Thành (3/20/2017)
Suy Niệm Lễ Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria, Lm Anthony Trung Thành (3/12/2017)
Suy Niệm Chúa Nhật Iii Mùa Chay – Năm A, Lm Anthony Trung Thành (3/11/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768