CÁC CHẶNG DIỄN TẢ THẢM CẢNH XUNG KHẮC GIỮA THÁNH PHAOLÔ VÀ CỘNG ĐOÀN CÔRINTÔ
Khi tìm hiểu nội dung thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô, chúng ta thấy có 4 đơn vị văn bản khác nhau: đơn vị thứ nhất gồm chương 1,1-2,13 cộng thêm chương 7,5-16; đơn vị thứ hai gồm chương 2,4-7,4; đơn vị thứ ba gồm chương 10,1-13,10; và đơn vị thứ tư gồm hai chương 8-9. Mỗi đơn vị có một bối cảnh khác nhau, mặc dầu chúng đều trình bầy tình hình của cộng đoàn kitô Côrintô. Vấn đề đặt ra ở đây là thứ tự liên hệ của chúng với nhau ra sao, theo tiến trình biến chuyển nào?
Điều thứ nhất cần ghi nhận ở đây đó là sự hiện diện của 4 đơn vị văn chương với nội dung và bối cảnh khác nhau như kể trên không cho phép chúng ta khẳng định rằng thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô là một bức thư thống nhất diễn tả giải đáp cuối cùng tốt đẹp cho cuộc khủng hoảng xảy ra trong giáo đoàn này.
Diễn tiến cuộc khủng hoảng đó đại để như thế này: Sau khi thánh Phaolô gửi bức thư thứ I cho tín hữu cộng đoàn Côrintô, đã có các thừa sai kitô gốc do thái thù nghịch với thánh Phaolô từ nơi khác tới len lỏi vào trong giáo đoàn tấn công, bôi nhọ thánh nhân và làm giảm uy tín của ngài trước mặt tín hữu. Phaolô tới thăm giáo đoàn, nhưng đã không đạt kết qủa nào, trái lại đã bị tấn công thẳng mặt và bị xúc phạm một cách nặng nề. Thánh nhân trở về Êphêxô và viết cho tín hữu một bức thư trong khổ đau và nước mắt, và gửi Titô về Côrintô như sứ giả làm hòa với tín hữu. Bức thư này đã bị thất lạc mất, nên chúng ta không biết nội dung của nó.
Sau khi Titô trở về đem tin vui cho biết tín hữu Côrintô thương nhớ ngài và đã trừng phạt người anh em xúc phạm tới ngài, thánh Phaolô viết cho họ một bức thư bầy tỏ nỗi vui sướng của ngài. Bức thư đó là các chương 1,1-2,13 và 7,5-16 như chúng ta hiện có trong văn bản thư thứ II gửi tín hữu Côrintô.
Giữa chương 2,13 và chương 7,5 là phần thánh Phaolô bênh vực sứ mệnh tông đồ của ngài và trả lời cho các vu khống của các thừa sai đối ngḥich với thánh nhân. Trong hai chương 8-9 thánh Phaolô đề cập tới cuộc lạc quyên và khuyến khích tín hữu hoàn thành cuộc lạc quyên đó. Và trong các chương 10-13 thánh Phaolô tấn công các người thù ngḥch với ngài đến nơi đến chốn. Giữa hai phần lớn của thư tức các chương 1-7 và 10-13 không chỉ có sự khác biệt giọng văn mà còn có nhiều mâu thuẫn nữa. Chẳng hạn trong chương 1,24 thánh nhân khen tín hữu Côrintô là sống vững vàng trong đức tin, tới chương 13,5 ngài lại khuyên họ hãy duyệt xét chính ḿinh xem họ có sống lòng tin hay không.
Thế rồi trong chương 7,16 thánh Phaolô nói ngài vui sướng vì có thể tin tưởng nơi các tín hữu. Sang đến chương 12,20 Phaolô lại nói ngài sợ khi tới thăm họ, lại không thấy họ sống trong tình trạng như ngài muốn và họ cũng không thấy ngài có thái độ như họ mong mỏi. Một vài dữ kiện trên đây cho thấy bối cảnh và cuộc chạm trán của thánh Phaolô với tín hữu giáo đoàn Côrintô như tình bầy trong thư thứ II phức tạp hơn nhiều. Hiện nay giới học giả theo ba lược đồ sau đây để dựng lại ḷich sử thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô.
Theo lược đồ thứ I các biến cố đã diễn tiến như sau: 1) Thánh Phaolô viết bức thư thứ I cho tín hữu và gửi Timôtêô tới thăm họ thay ngài. 2) Nhưng tình hình cộng đoàn thay đổi, kể từ khi có một số thừa sai lưu động gốc do thái tới rao giảng. 3) Thánh Phaolô tới thăm cộng đoàn, nhưng gặp nhiều điều khiến ngài rất buồn lòng. 4) Đặc biệt là cuộc xung đột xúc phạm tới thánh nhân do một tín hữu vô danh chủ mưu. 5) Sau khi rời cộng đoàn trở về Êphêxô, Ngài viết cho tín hữu một bức thư trong nước mắt khổ đau.
Bức thư đó tương đương với các chương 2,14-7,4 cộng thêm các chương 10-13 và chương 9 trong văn bản thư thứ II gửi tín hữu Côrintô như hiện nay. 6) Tiếp đến thánh Phaolô gửi Titô đem bức thư đó tới cho tín hữu. 7) Titô từ Côrintô trở về đem tin vui cho thánh Phaolô biết tín hữu rất thương nhớ ngài và họ đã trừng phạt người anh em xấc láo đó. 8) Thánh Phaolô viết lá thư hòa giải với tín hữu. Nó tương đương với các chương 1,1-2,13 cộng thêm chương 7,5-16 và chương 8 như trong văn bản hiện nay. 9) Ngài gửi Titô tới thăm cộng đoàn và đem bức thư tới cho tín hữu. 10) Thánh Phaolô tới thăm giáo đoàn Côrintô lần thứ ba như kể trong sách Công vụ chương 20,2-3 và làm hòa với cộng đoàn.
Trong lược đồ thứ II các biến cố diễn tiến cũng tương tự như trong lược đồ thứ nhất.
1) Thánh Phaolô viết bức thư thứ I cho tín hữu và gửi Timôtêô tới thăm họ thay ngài.
2) Nhưng tình hình cộng đoàn thay đổi, kể từ khi có một số thừa sai lưu động gốc do thái tới rao giảng.
3) Thánh Phaolô tới thăm cộng đoàn, nhưng gặp nhiều điều khiến ngài rất buồn lòng.
4) Đặc biệt là cuộc xung đột xúc phạm tới thánh nhân do một tín hữ vô danh chủ mưu.
5) Sau khi rời cộng đoàn trở về Êphêxô thánh nhân viết cho tín hữu một bức thư trong nước mắt khổ đau, nhưng thư đã bị mất nên chúng ta biết nội dung của thư.
6) Phaolô gửi Titô cầm thư tới cho tín hữu.
7) Titô trở về báo tin vui.
8) Thánh Phaolô viết cho tín hữu một lá thư hòa hoãn. Nó tương đương với 9 chương đầu của văn bản thư thứ II gửi Côrintô như chúng ta hiện có.
9) Ngài sai Titô đem thư tới cho tín hữu.
10) Nhưng tình hình cộng đoàn trở nên nghiêm trọng hơn.
11) Titô trở về cho tin dữ.
12) Do đó thánh Phaolô mới viết bức thư tranh luận với tín hữu và những người chống đối ngài. Nó tương đương với các chương 10-13 trong văn bản hiện tại.
13) Thánh Phaolô tới thăm tín hữu Côrintô lần thứ ba như ghi trong sách Công Vụ 20,2-3 và làm hòa với cộng đoàn.
Lược đồ thứ III tŕnh bầy diễn tiến các biến cố như sau:
1) Thánh Phaolô viết bức thư thứ I cho tín hữu và gửi Timôtêô tới thăm họ thay ngài.
2) Nhưng tình hình cộng đoàn thay đổi, kể từ khi có một số thừa sai lưu động gốc do thái tới rao giảng. Họ bôi nhọ, tấn công thánh nhân và làm giảm uy tín của ngài trước mặt tín hữu.
3) Thánh Phaolô viết bức thư bênh vực sứ mệnh và ơn gọi tông đồ của ngài. Nó tương đương với chương 2,14-7,4.
4) Nhưng tình hình trong cộng đoàn trở nên tồi tệ hơn.
5) Do đó Phaolô đã phải gấp rút tới thăm các tín hữu.
6) Nhưng cuộc viếng thăm đã khiến cho ngài vô cùng buồn sầu vì thấy các liên hệ tốt đẹp đã bị phá hủy, tín hữu không sống lòng tin tinh tuyền nữa. 6) Và họ bị đầu độc tới độ một tín hữu đã dám công khai khiêu khích và xung đột với thánh nhân.
7) Ngài rời Côrintô trở về Êphêxô và viết cho tín hữu một lá thư trong nước mắt và khổ đau. Nó tương đương với các chương 10-13 trong văn bản hiện nay.
8) Thánh nhân sai Titô đem thư đó tới cho họ.
9) Titô từ Côrintô trở về đem theo tin vui.
10) Phaolô viết bức thư hòa giải. Nó gồm các chương 1,1-2,13 và 7,5-16 trong văn bản hiện nay.
11) Thánh Phaolô gửi Titô tới để kết thúc cuộc lạc quyên tại Côrintô và viết hai bức thư khác một cho tín hữu Côrintô tức chương 8 và một cho các giáo đoàn vùng Acaia, tức chương 9 trong văn bản hiện nay.
12) Sau cùng thánh nhân tới thăm tín hữu Côrintô lần thứ ba, như kể trong sách Công Vụ 20,2-3 và làm hòa với cộng đoàn.
Cả ba lược đồ đều cùng có một số dữ kiện giống nhau, đặc biệt là hai lược đồ thứ II và thứ III. Cả hai đều cho thấy tiến triển cuộc khủng hoảng của giáo đoàn Côrintô. Ban đầu thánh Phaolô còn nắm được tình hình. Nhưng sau đó phe đối ngḥch thắng thế, khiến cho tín hữu nghe theo họ và nghi ngờ chống đối cả thánh nhân. Xem ra lược đồ thứ III hũu lý hơn cả. Nhưng bức thư viết trong nước mắt và khổ đau có lẽ không phải là các chương 10-13 như trong văn bản hiện nay, mà là một bức thư thánh Phaolô viết riêng cho người đã xúc phạm tới ngài, nhưng đã bị mất. Cũng không nên nhấn mạnh trên sự ưu tiên của bức thư biện minh cho sứ vụ tông đồ (2 Cr 10-13) đối với bức thư hòa giải (1,1-2,13; 7,5-16).
Dựa trên những gì đã trình bầy chúng ta có thể dựng lại bối cảnh lịch sử cuộc đụng độ của thánh Phaolô với giáo đoàn Côrintô như sau:
1) Sau khi thánh Phaolô gửi bức thư thứ I viết cho tín hữu Côrintô và sai Timôtêô tới thăm họ, tình hình cộng đoàn thay đổi. Một số thừa sai kitô gốc do thái lưu động tới rao giảng trong cộng đoàn. Họ tự giới thiệu là những tông đồ chính hiệu có thư ủy nhiệm và cạnh tranh với thánh Phaolô. Họ tấn công bôi nhọ ngài và chà đạp quyền tông đồ của thánh nhân.
2) Đặc biệt căng thẳng là vụ một tín hữu đã khiêu khích thánh nhân như kể lại trong chương 2,5-10 và chương 7,11-12.
3) Chắc hẳn vụ này đã xảy ra trong lần thứ hai thánh nhân viếng thăm cộng đoàn để mong dàn xếp các xung khắc và căng thẳng, nhưng đã không thu lượm được kết qủa nào.
4) Sự đổ bể liên hệ gĩưa thánh nhân và tín hữu Côrintô đã xảy ra trong thời gian theo sau đó: các người đối ngḥich với thánh nhân thắng thế và lôi kéo tín hữu theo họ gạt bỏ ảnh hưởng của thánh nhân. Liên quan tới các chặng kể trên của cuộc khủng hoảng là các thư hay câu trả lời thánh Phaolô viết gửi cho tín hữu: Lá thư bênh vực cho sứ mệnh và ơn gọi tông đồ của ngài, khi cuộc khủng hoảng chưa đạt tột đỉnh của nó: chương 2,14-7,4; Lá thư thánh nhân đã phải viết trong nước mắt và khổ đau để trả lời cho sự xúc phạm đã chịu. Và lá thư này đã đạt đích, khiến tín hữu hồi tâm trừng phạt người anh em đó. Nhưng thư bị mất. Tiếp đến là lá thư thánh nhân viết trong lúc cuộc khủng hoảng đạt tột đỉnh. Nó gồm các chương 10-13 của văn bản hiện nay.
Các văn bản chương 1,1-2,13 và 7,5-16 tóm tắt cuộc hòa giải tạm thời, hoặc vĩnh viễn tùy theo chúng ta xếp chúng sau lá thư tranh luận gồm các chương 10-13 kể trên. Và sau cùng để khuyến khích kết thúc công tác lạc quyên trợ giúp giáo đoàn mẹ Giêrusalem, thánh Phaolô viết hai lá thư ủy nhiệm: một cho tín hữu Côrintô, tức chương 8, và một cho các giáo đoàn Acaia tức chương 9 trong văn bản hiện nay.
Đức Ông Linh-Tiến-Khải
|